Không còn nhiều người[1] thậm chí có thể kết luận rằng không còn ai quá xa lạ với vấn đề xung đột giữa Marx-Engels và Tôn giáo. Tính cho đến nay, không ai có thể kể siết được đã có bao nhiêu tác phẩm đã đề cập, đã sử dụng, đã chú giải về mối quan hệ giữa Marx-Engels và Tôn giáo.

Tại sao lại phải quan tâm tới học thuyết mác xít ở quan điểm xã hội học về tôn giáo ? Quả là người ta biết Marx và Engels như những nhà phê phán triết học và chính trị về tôn giáo hơn là những nhà xã hội học về các sự kiện tôn giáo. Nếu đúng là những yếu tố phân tích về sự kiện tôn giáo mà người ta thấy ở Marx và Engels  – ở Engels còn nhiều hơn là ở Marx – được bao hàm trong một sự phê phán tổng thể về tôn giáo, thì cũng không phải là không đúng khi cho rằng Marx và Engels đã mang lại những nhân tố thiết yếu cho sự phân tích và đặt ra những vấn đề không thể chối cãi, cho một sự tiếp cận xã hội học. Những vấn đề về sự tha hoá, về sự thống trị và về sự đấu tranh đều là những vấn đề trung tâm của sự phân tích mác-xít. Sự tha hoá, cùng với vấn đề của những sự biến dạng và quanh co của nó đã can thiệp vào tầm nhìn của thế giới con người mà chính con người đã tạo dựng nên.

Bài nghiên cứu tiểu luận này không ngoài mục đích khảo cứu các tài liệu, các bài nghiên cứu để tìm ra những đóng góp của Marx-Engels cho Xã hội học Tôn giáo. Kết quả thu nhận được không phải dựa trên những gì mà mọi người đã viết quá nhiều về vấn đề này cũng không phải thu được trên một cách tiếp cận tổng quát về Tôn giáo của Marx-Engels mà mọi người đều đã biết, mà phải thu được những gì thuộc về Xã hội học – ít nhất về phạm trù và thuật ngữ – mà Marx-Engels đã viết trong các tác phẩm của mình.

[1] Ở đây, người dùng để chỉ những nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn nói chung, nhà nghiên cứu tôn giáo nói riêng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

Zalo

Đăng ký