Ngày xửa ngày xưa, khi đi học lớp tập huấn cán bộ Đoàn, tôi được biết về lí thuyết vùng tâm lí của nhà tâm lí người Đức nào đó ( gv có nói tên mà ko nhớ)

Lí thuyết này nói rằng, ông ta chia vùng tâm lí của 1 người chia làm khung cửa sổ có 4 ô cửa nhỏ.

Ô 1 là ô ” Ai ai cũng biết” – tức là vùng này chứa những thông tin mà anh ta biết về anh ta và mọi người biết về anh ta. Example: Tôi biết tôi là thằng Chiến Trường, và mọi người quen tôi đều biết tôi là Chiến Trường.

Ô 2 là ô ” Độc quyền bản thân” – tức là vùng này chứa những thông tin chỉ có mình anh ta biết và mọi người không ai biết hết. Example: Tôi có cái mụn nhọt ngay mông và tất nhiên tôi chẳng khoe điều đấy với ai và ko ai biết chuyện này.

Ô 3 là ô ” Mù tịt” – tức là vùng này anh ta không nhận ra được chính bản thân mình nhưng người khác lại nhìn rõ. Example: Ai cũng bảo tôi gia trưởng riêng tôi thấy mình không hề như thế chút nào.

Ô 4 là ô ” Bóng tối” – tức là vùng này cả anh ta và mọi người chưa khám phá hết. Example: Tôi có khả năng văn chương nhưng cách đây 4 năm trở về trước, tôi ko nhận ra và tất thảy mọi người đều ko nhận ra.

Và xu hướng phát triển tâm lí thì ô 1 ngày càng lớn mạnh và chiếm át hết 3 ô kia, đặc biệt ô 4.

*****************************************

Lí thuyết là thế. Còn thực tế? Đúng vậy!

Càng ngày, con người càng có nhiều cơ hội hiểu rõ về nhau hơn. Ô thứ 4 đầy tăm tối ấy dần dần phát triển thành ô 1. Nhưng ngặt nỗi, có những điều lẽ ra nên nằm ở mãi ô 4 thì tốt hơn là lò dò sang cái ô 1 ấy. Và vì thế có đứa sinh ra đời mang tên : ” Mặt nạ”

Hiểu vi mô, ta thấy rằng, chẳng có 1 tên cướp giật nào khi ra đường lại la to lên rằng :” Tui là thằng cướp giật đây” cả. Dĩ nhiên rằng, tên cướp giật ấy sẽ làm cho mọi người tin rằng hắn là một tên thư sinh tử tế.

Hay nói gần gũi hơn, có ông chồng nào đi bia ôm về khai với vợ rằng: ” Em ơi, hôm nay anh đi bia ôm nên về trễ” ?. Dĩ nhiên ông ta phải bịa ra hàng tá lí do để giải thích với vợ và điều tất yếu xảy ra là nếu vợ ông ta nổi hứng điều tra thì đã có bạn bè – những người đi chung – sẵn sàng che chở. Và vì đấy, ông ta đang đóng kịch, đang khoác cái mặt nạ để cho vợ nhìn.

Bởi thế có người nói rằng, ” Con người sống với nhau bằng cái mặt nạ” là hoàn toàn chí lí. Ai cũng có những khoảng trời đen tối và họ không muốn phơi bày nó, và tất yếu là đành xài mặt nạ.

*****************************************

Vậy rõ ràng, mặt nạ là cái xấu khi che đậy cái xấu xa tồi tệ của con người. Vậy có nên xóa bỏ nó chăng. Quá nên đi chứ, lí thuyết đã bảo là cần phải khuếch trương cái ô 1 ra còn gì. Nhưng có lẽ chính những kẻ sở hữu cái mặt nạ ấy sẽ lên tiếng phản đối nhiều nhất cho chủ trương này.

Vì sao à? Vì 1 lẽ đơn giản, họ là con người. Chúng ta là con người.

Nói 1 cách thẳng ra, chỉ có con vật mới sống theo bản năng, sống theo những gì nó đã được lập trình trong hệ thống gien của giống nòi. Example: Con bò đang đi dạo, mắc “ị” và dễ dàng “tuôn” ra ngay chỗ đứng không chút do dự. Còn con người, bắt buộc phải nhịn. Nhịn bằng hết sức mình, ra vẻ tươi cười để che dấu cái cảm xúc nhức nhối ấy. Họ đang che dấu cảm xúc, họ đang sử dụng mặt nạ.

Và vì thế, mặt nạ là 1 phương tiện để con người biết mình là con người chứ không phải con vật.

Vì tầm quan trọngg như thế, làm sao có thể xóa bỏ mặt nạ được. Xóa đi thì con người sao là con người?

Và vì ko xóa được, con người cứ mãi đóng kịch với nhau. Từng người có kĩ năng diễn xuất riêng, khéo hay vụng thì tùy từng người và được hoàn thiện theo thời gian.

Và xét trên vĩ mô, trong thế giới đầy kịch sĩ thế thì thế giới, thế gian hay cuộc đời là sàn diễn. Mỗi người sống trên nó sắm 1 vai. Vai diễn phải tuyệt, che dấu cái thật, phô bày cái người ta cần thấy. Một kẻ chính diện có thể đóng vai phản diện nếu khán giả cần và ngược lại.

Đời kịch – Kịch đời. Mỗi người là kịch sĩ mà cuộc đời là 1 sàn diễn.

Biết sao được, đó là qui luật. Có ai đó đau lòng khi nhận ra sự giả dối thì cũng phải chấp nhận. Phần vì anh ta đang đứng trên sàn diễn, phần vì một lúc nào đó, anh ấy cũng là 1 kịch sĩ…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

Zalo

Đăng ký