MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

NỘI DUNG CHÍNH.. 4

1.     Những vấn đề chung: 4

1.1.     Khái niệm về Phúc Âm – Tin Mừng – Tin Lành: 4

1.2.     Bối cảnh lịch sử sách Phúc Âm: 5

1.3.     Vấn đề tác giả và Nhất Lãm: 12

1.3.1.     Vấn đề tác giả: 12

1.3.2.     Vấn đề Nhất Lãm: 13

1.4.     Thể văn sách Phúc Âm: 16

2.     Nội dung sách Phúc Âm: 17

2.1.     Sách Phúc Âm Matthew: 17

2.1.1.     Tác giả: 17

2.1.2.     Bối cảnh ra đời: 19

2.1.3.     Đặc tính cơ bản: 20

2.1.4.     Bố cục: 20

2.2.     Sách Phúc Âm Mark: 25

2.2.1.     Tác giả: 25

2.2.2.     Bối cảnh ra đời: 26

2.2.3.     Đặc tính cơ bản: 27

2.2.4.     Bố cục: 28

2.3.     Sách Phúc Âm Luke: 32

2.3.1.     Tác giả: 32

2.3.2.     Bối cảnh ra đời: 33

2.3.3.     Đặc tính cơ bản: 34

2.3.4.     Bố cục: 36

2.4.     Sách Phúc Âm John: 42

2.4.1.     Tác giả: 42

2.4.2.     Bối cảnh ra đời: 43

2.4.3.     Đặc tính cơ bản: 44

2.4.4.     Bố cục: 44

KẾT LUẬN: 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 50

LỜI NÓI ĐẦU

Kito Giáo hay Thiên Chúa Giáo là một trong những tôn giáo lớn của nhân loại. Có nhiều con số thống kê về số lượng tín đồ nhưng chắc chắn dù ở con số hay thức bậc nào, Kito Giáo vẫn có sự đóng góp to lớn nên văn hóa nhân loại nói chung và Châu Âu hay cộng đồng Kito hữu nói riêng. Chính lẽ đó, nghiên cứu Kito Giáo chính là cánh cửa để mở đến sự thông hiểu về văn hóa Châu Âu cũng như văn hóa lối sống của người Kito Hữu. Nghiên cứu về một tôn giáo bất kì lại không thể tách khỏi việc nghiên cứu về các kinh điển của tôn giáo đó, mà ở đây là Kinh Thánh của Kito Giáo.

Nhìn về dưới góc độ lịch sử, Kito Giáo thực đóng vai trò như một phong trào tôn giáo cách mạng lúc bấy giờ; một phong trào cách mạng bất bạo động chống lại sự áp bức của chế độ La Mã lên người Do Thái; một phong trào cách mạng  chống lại sự suy thoái về đạo đức do văn hóa La Mã mang lại vùng đất Israel; một phong trào cách mạng chống lại sự giáo điều, bảo thủ của nhóm Pharisees đối với lề luật Do Thái Giáo cũng như sự thông đồng của nhóm này với nhà nước La Mã.

Vì thế, nghiên cứu về Kito Giáo mà đi kèm là nghiên cứu Kinh Thánh Kito Giáo không thể không nghiên cứu về Người sáng lập và lãnh đạo phong trào này. Điều này cũng bình thường giống như nghiên cứu về TQ phải nghiên cứu về Mao Trạch Đông, nghiên cứu về Liên Xô phải nghiên cứu về Lénin, nghiên cứu về VN phải nghiên cứu về HCM.

Trong đó, nghiên cứu về lịch sử cuộc đời của nhà lãnh đạo là cực kì cần thiết để thấy được quá trình hoạt động của người đó cũng như diễn trình của phong trào, trong Kito Giáo thì điều đấy được ghi lại trong bốn cuốn sách gọi là Sách Phúc Âm chủ yếu nói về thân thế và sự nghiệp của Chúa Jesus Christ.

Bài viết này là sự giới thiệu tổng quan về sự hình thành và nội dung của sách Phúc Âm trong hệ thống Tân Ước của Kinh Thánh Kito Giáo. Phần 1 tập trung sâu về phương diện lịch sử, nhằm mô tả về không gian lịch sử của thời đại Chúa Jesus Christ lẫn bối cảnh tôn giáo, chính trị vùng đất Palestine-Israel lúc bấy giờ nhằm để người đọc gắn liền nó với nguyên do các phát ngôn của Chúa Jesus trong sách Phúc Âm. Bên cạnh đó phần 1 cũng đề cập đến khái niệm về Phúc Âm cũng như việc ứng dụng từ này trong sách Phúc Âm nhằm nổi bật rõ ý nghĩa thực sự của từ ngữ phức tạp này. Phần 2 tập trung vào giới thiệu về nội dung chính của từng sách Phúc Âm, đi sâu miêu tả về mục đích ra đời lẫn các đặc tính nổi trội và bố cục của từng sách Phúc Âm để người đọc nắm được khái quát tinh thần từng sách Phúc Âm một cách chính xác.

 

 

NỘI DUNG CHÍNH

  1. 1.   Những vấn đề chung:

1.1.                   Khái niệm về Phúc Âm – Tin Mừng – Tin Lành:

Không cần quá cầu kỳ và phức tập, chắc chắn dựa vào nội dung  của các Phúc âm phần nào đã phản ánh ý nghĩa nơi tên gọi của tác phẩm.

Mở đầu tác phẩm của thánh Mark, ta thấy Tin mừng được áp dụng cho lời Chúa Jesus đi loan báo ơn cứu độ đã gần kề: “Chúa Jesus rao giảng Tin mừng của Thiên Chúa và nói: Thời kỳ đã mãn và triều đại của Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng” [1]

Sang đến thư thánh Paul gửi Rôma, thì Tin mừng mang nghĩa rộng hơn. Tin mừng không phải chỉ bao gồm lời giảng của đức Jesus nhưng được đồng hoá với chính sự nghiệp của Người[2]. Các thánh Tông đồ được uỷ thác rao giảng Tin mừng về Chúa Jesus, nghĩa là rao giảng hồng ân cứu độ mà Thiên Chúa ban cho nhân loại thông qua qua Chúa Jesus. Ðiều này đã được chính các Tông đồ thực hiện ngay từ lễ Chúa Thánh thần hiện xuống[3] như vậy trong khoảng thời gian này, Tin mừng được hiểu là sứ điệp của Jesus Christ.

Sang đầu thế kỷ thứ hai khi Tân Ước bắt đầu được qui điển dần dần thì Phúc Âm mới bắt đầu được dành cho các tác phẩm viết về sứ điệp đó.[4] Chủ đích của các tác giả cũng không khác gì với các thánh Tông đồ vào lúc ban đầu. Ở cuối tác phẩm của mình, thánh John tuyên bố : “Chúa Jesus đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Jesus là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người”[5].

Như vậy có thể kết luận rằng mục tiêu chính yếu của thánh John (cũng như của các thánh sử khác) không phải là kể lại cuộc đời của Chúa Jesus như là một vị anh hùng hay vĩ nhân đáng cho chúng ta cảm phục bắt chước, mà thuật về sứ điệp của Chúa Jesus về nhiệm vụ cứu độ và cứu rỗi của Ngài.

Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ, có thể biết rằng nguyên ngữ Hy Lạp của tiếng “Phúc âm” là  εὐαγγέλιον, đọc euangelion (eu- “tốt lành”, -angelion “thông điệp”), có nghĩa là Tin mừng (hoặc còn được dịch là: tin vui, tin lành).

1.2.                   Bối cảnh lịch sử sách Phúc Âm:

Để hiểu được nội dung Phúc Âm, thiết nghĩ, không thể không điểm qua bối cảnh xã hội của vùng đất Israel vào những năm đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. Bối cảnh đó sẽ gíúp chúng ta hiểu rõ hơn cuộc sống và hoạt động của Chúa Jesus cũng như hiểu được không gian cấu thành tư tưởng của Ngài.

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, dân tộc Do Thái luôn tự hào về vai trò “dân được chọn bởi Thiên Chúa” của mình. Thực vậy, dưói triều đại của hoàng đế Salomon (k. 970-931), Israel đã được hưởng thái bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, dân tộc được thiên hạ nể nang. Nhưng vua Salomon băng hà, đất nước bị phân đôi thành hai quốc gia: Israel ở mạn Bắc và Giuđa ở mạn Nam. Ðau thương hơn nữa là sau đó hai thế kỷ, vương quốc mạn Bắc bị đế quốc Attiria xâm chiếm (năm 722), và chưa đầy 200 năm sau, đến lượt vương quốc miền Nam suy tàn. Thủ đô Jerusalem bị lực lượng của vua  Nebuchadnezzar II tàn phá năm 587 TCN; các cấp lãnh đạo bị lưu đày sang Babylon.

Tuy những biến cố này đã được các ngôn sứ báo trước như là hình phạt dành cho tội bất tuân giao ước, nhưng đến khi nó xảy đến thì lòng tin của dân Chúa không tránh khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng. Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi dân của Người? Khi đền thờ ở Jerusalem đã bị tàn phá rồi, biết tìm chỗ nào để mà thờ phượng Chúa?[6]

Các ngôn sứ đã tìm cách trả lời cho những câu hỏi đó. Thiên Chúa không hề rút lại giao ước. Những gì Người đã hứa thì Người sẽ thực hiện. Tuy đền thờ Jerusalem đã bị triệt hạ, nhưng Thiên Chúa vẫn tiếp tục ở với dân Israel, kể cả tại nơi lưu đày. Các ngôn sứ đã khơi dậy nơi dân Israel tâm tình thống hối bởi vì họ đã bất trung với giao ước. Ðồng thời các ngôn sứ cũng huấn luyện cho dân lòng trung thành với luật Chúa, được biểu lộ qua việc khát khao học hỏi ý Chúa, tránh chung đụng với những phong tục xấu xa của dân ngoại. Israel có thể cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa qua việc tuân giữ lề luật của Người. Nói khác đi, về phía Israel, việc trung thành với giao ước như được đồng hoá với việc tuân giữ lề luật chu đáo.

Nhưng rồi, người ta thấy cần phải ghi chép lại Lời Chúa thành văn bản, đứng đầu là sách Luật (Torah) tức “Ngũ kinh”. Tuy nhiên, bởi vì Luật của ông Moses ra đời trong những hoàn cảnh thời thế khác, không dễ gì áp dụng được cho hết mọi trạng huống trên đời, cho nên dần dần bên cạnh “luật viết” (luật thành văn) xuất hiện thêm một thứ “luật truyền khẩu” (Halakah). Luật truyền khẩu có thể ví như án lệ, giải thích và áp dụng luật viết vào những hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ như luật của Moses cấm làm việc ngày thứ bảy (Sabbat); điều khoản đó có tính cách tổng quát và trừu tượng; vì vậy không lạ gì mà bao nhiêu câu hỏi sẽ được đặt ra: luật cấm làm những việc nào? có cấm làm bếp nấu ăn không? có cấm đi đường không? có cấm đọc sách không? Việc giải thích và áp dụng lề luật được coi như là chuyên khoa của nhóm kinh sư (scriba, hay: luật sĩ; thông luật). Tuy nhiên, trong thời gian lưu đày, dân Israel không những chỉ được giáo dục về việc trung thành với giao ước và luật Chúa. Họ cũng được nuôi dưỡng niềm hy vọng sẽ được giải phóng, sẽ được hồi hương, sẽ được hưởng nhũng ngày thái bình thịnh vượng như thời vua David và Salomon.

Niềm hy vọng đó đã được thực hiện phần nào khi hoàng đế Cyrus II của Ba Tư cho phép đoàn dân lưu đày được hồi hương vào năm 538. Ðền thờ Jerusalem được tái thiết 18 năm sau đó (520-515) nhờ sự thúc đẩy của hai ngôn sứ Haggai và Zechariah. Tuy nhiên niềm hy vọng trùng hưng dòng dõi David kéo dài không lâu, bởi vì sang các thế kỷ tiếp đó, Israel lại bị đô hộ bởi các cường quốc lân bang: Ba Tư, Ai cập, Siria, Hy Lạp. Những tác phẩm cuối cùng của Cựu ước kể lại cuộc khởi nghĩa của gia đình Maccabees cùng với những thăng trầm của dân Do Thái trong khoảng thời gian từ năm 167-134. Sau bao nhiêu cuộc chiến đấu và thương thuyết, Israel được hưởng độc lập một thời gian ngắn để rồi lại rơi vào vòng đô hộ của đế quốc Rôma vào năm 63. Kinh nghiệm chua chát của lịch sử đã tạo ra một tâm trạng bi quan yếm thế, có ảnh hưởng không nhỏ tới niềm hy vọng tương lai.

Trước đây, các ngôn sứ và kinh sư nhấn mạnh tới việc thống hối và tuân giữ lề luật để cầu xin Thiên Chúa xót thương nhớ lại giao ước với David. Bây giờ, xuất hiện thêm một trào lưu tư tưởng mới, được đặt tên là “khải huyền” (hay: thế mạt, apocalyptica) điển hình là sách Daniel. Trào lưu này quan niệm việc Thiên Chúa cứu rỗi như là một cuộc xuất hiện oai phong, để tàn phá các lực lượng sự dữ đang tung hoành trên thế giới, và tái lập trật tự, hoà bình, công lý.

Có thể nói những quan niệm khác nhau về ơn cứu rỗi là nguồn gốc của hai khuynh hướng  chính trị tôn giáo khác nhau tại Israel:  nhấn mạnh tới việc tuân giữ luật Chúa, ngõ hầu Chúa thương nhớ lại giao ước và  mong đợi sự can thiệp mạnh để lật đổ các lực lượng tội ác.[7]

Khuynh hướng thứ nhất được biểu lộ nơi nhóm Sadducees và nhóm Pharisees.[8] Nhóm Sadducees (lấy tên từ thượng tế Zadok sống vào thời vua Salomon), bao gồm giới giáo sĩ cấp cao. Họ chỉ chấp nhận thế giá của Luật viết mà thôi (tóm lại trong Ngũ thư). Do việc giới hạn mặc khải vào thời ông Moses như vậy, nên họ không chấp nhận sự tiến triển đạo lý sau đó, chẳng hạn như về sự sống lại, về các thiên thần[9]. Nhóm Pharisees thì lại tỏ ra cấp tiến hơn, bởi vì họ chấp nhận sự tiến triển về mặc khải. Thường chúng ta dịch “Pharisees” là “biệt phái”, gắn liền với tính cách kiêu căng giả hình. Nhưng sự thật các Pharisees là những kinh sư, cố gắng tìm cách giải thích và áp dụng luật Chúa vào những chi mục phức tạp của cuộc sống; vì vậy mà bên cạnh Luật viết, họ còn tuân giữ Luật truyền khẩu hay truyền thống. Xét về điều kiện xã hội, họ không thuộc về giới tư tế, nghĩa là không phải là giới cầm quyền. Tiếng “biệt phái” cần được hiểu về thái độ xử thế của họ: vào thời buổi đất nước bị ngoại bang đô hộ và bị áp đặt một nếp sống lai căng, trái ngược với tôn giáo cổ truyền, thì họ là một nhóm người đạo đức (hattiđim) đã chủ trương sống “tách biệt” (perushim), nghĩa là không chịu hùa theo thói đời chạy theo phong hoá đồi trụy tục hoá.[10]

Tuy hai nhóm Sadducees và Pharisees có những quan điểm khác nhau về Luật pháp và đạo lý, nhưng họ cũng biết hợp tác với nhau đểû duy trì đạo nghĩa và việc phụng tự. Các tư tế Sadducees phụ trách việc tế tự trong đền thờ, và được trợ cấp nhờ thuế thập phân của các Pharisees đóng góp. Các Pharisees thường thi hành chức năng giải thích Lề luật tại các hội đường, nhưng họ cũng sẵn sàng mời một tư tế Sadducees đến làm lễ nghi chúc lành.

Quan điểm thứ hai thuộc về nhóm Essenes. Tân ước không hề nhắc tới nhóm Essenes. Tuy nhiên sự hiện diện và ảnh hưởng của họ được các sử gia và học giả ghi nhận nhiều[11]. Nhóm Essenes có nhiều điểm tương tự như hai nhóm Sadducees và Pharisees. Giống như nhóm Sadducees, họ thực hành các lễ nghi thanh tẩy và dùng bánh thánh. Giống như nhóm Pharisees, họ tuân giữ luật Chúa rất chu đáo nghiêm túc. Tuy nhiên, điều gây chướng mắt cho hai nhóm kia là vì nhóm Essenes sống thành cộng đoàn riêng, với nếp sống và kỷ luật riêng. Ngoài những sách đã được nhận là Thánh kinh (tuy vào thời của đức Jesus, chưa có quy điển Kinh thánh cố định), họ còn nhận thêm một số sách được coi là mặc khải huyền bí. Họ mong đợi một vị Messiah thuộc dòng tư tế Aaron, khác với quan niệm cổ truyền về Ðấng Messiah xuất thân từ hoàng tộc David. Có những người khác thì cho rằng cả hai Ðấng Messiah sẽ xuất hiện đồng thời: một vị làm vua nối ngôi David, còn một vị làm tư tế. Sự ra đời của hai Ðấng Messiah sẽ đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự chiến thắng của “con cái ánh sáng” trên “con cái tối tăm”. Vị Messiah tư tế sẽ tiêu diệt hàng tư tế vô đạo đang làm chủ đền thờ. Thế còn vị Messiah vua có thanh toán hết các lực lượng chính trị quân sự đang chiếm đóng Palestine hay không? Xem ra câu trả lời về phía nhóm Essenes không được rõ ràng cho lắm, vì thế quan điểm chính trị của họ cũng không đến nỗi cực đoan như nhóm Zealots.

Nhóm này tổ chức những ổ kháng chiến chống lại quân đô hộ. Họ quan niệm rằng đấng Messiah sẽ đến thiết lập vương quyền của Thiên Chúa kể cả trong phương diện chính trị nữa, nghĩa là một chế độ thần quyền. Những cuộc nổi dậy của họ nhắm chuẩn bị cho thời đại đó mau đến. Có lẽ vì thế mà họ được gọi là Zealots, bỏi vì gốc từ tiếng “zelus” trong latinh, có nghĩa là hăng say, nhiệt thành. Họ tỏ ra nhiệt tâm hăng say với việc thiết lập vương quyền của Thiên Chúa, đến nỗi không chịu khuất phục trước bất cứ quyền lực nào, dù đạo hay đời. Nên biết là trong số các môn đệ của Jesus, ít là có một phần tử thuộc nhóm Zealots, đó là ông Simon (Simon Nhiệt thành)[12].

Tóm lại, vào thời ấy nhiều người Do Thái mong đợi một vị Messiah vua, thuộc dòng dõi David. Nói như thế không có nghĩa là lúc đó đất nước đang trải qua tình trạng vô chủ. Từ hồi anh em nhà Maccabees khởi nghĩa, dân tộc đã dành được độc lập và đã có các vua nối ngôi nhau cai trị đất nước. Các vua này thuộc về dòng họ Hasmônê.

Vào năm 63 trước CN, vùng đất Palestine bị đế quốc Roman đô hộ: họ đặt một quan Tổng trấn để cai trị thay mặt hoàng đế. Chúa Jesus sống dưới thời của hai hoàng đế Gaius Julius Caesar Octavianus (27 trước CN – 14 sau CN) và Tiberius (14-37); còn số các vị tổng trấn ở Judea thì nhiều hơn, trong số này nổi tiếng hơn cả là Pontius Pilatus hay còn gọi là Pontius Pilate (26-36). Nhà cầm quyền Roman khôn khéo trong việc thu phục lòng dân, nên họ để cho dân Do Thái được theo tôn giáo của cha ông cũng như được duy trì thể chế quân chủ. Nhưng những người có tinh thần ái quốc không bao giờ chịu chấp nhận sự hiện diện của quân đội Roman: họ tìm cách đánh đuổi quân xâm lăng cũng như chính quyền tay sai của đế quốc. Ðó là chủ trương của nhóm Zealots đã nói trên đây. Chúng ta tạm coi họ như là một nhóm ly khai vì lý do chính trị; tuy nhiên còn có những nhóm ly khai khác dựa theo lý do tôn giáo, đáng lưu ý hơn. Điển hình như cộng đoàn Qumran và các người Samaria.

Vào năm 1947, nhờ những cuộc khai quật tại Qumran (một địa điểm cạnh Biển Chết), người ta đã tìm thấy vết tích của một cộng đoàn tu sĩ, không những là sống cuộc đời khắc khổ nhiệm nhặt (độc thân, khó nghèo), nhưng còn có quan điểm tôn giáo khác vói những chủ trương chính thức của các tư tế và luật sĩ. Họ tự coi là những thành phần ưu tuyển của Israel, được Thiên Chúa ký kết môt giao ước mới. Họ không tham dự các lễ nghi ở đền thờ Jerusalem bởi vì cộng đoàn có các tư tế riêng. Họ cũng có những sách mặc khải huyền bí, không nằm trong danh mục các Sách thánh đọc ở hội đường (dĩ nhiên các sách đó bị xếp vào hàng ngụy thư). Nói chung, các sách này mang tính cách khải huyền.

Vùng đất Samari nằm ở giữa miền Galilee (Bắc) và Judea (Nam). Sau khi đền thờ bị tàn phá năm 587 (trước CN) và dân Judae bị lưu đày, một số dân di cư từ những vùng khác đã tới cư ngụ tại đây. Họ cũng chấp nhận Thiên Chúa của Israel và các sách Luật của ông Moses; với sự yểm trợ của những tư tế còn sót lại, họ xây dựng một đền thờ trên núi Garizim (giữa thế kỷ thứ IV). Tuy nhiên, tôn giáo của họ pha lẫn nhiều yếu tố của dân ngoại (kể cả tục đa thần);

Vào thời của Chúa Jesus, người Do Thái không phải chỉ sinh sống tại Palestine, nhưng họ còn có mặt tại nhiều nơi khác. Ðó là con cháu của những người bị lưu đày sang Babylon, và lập nghiệp tại đó chứ không hồi hương. Họ cũng có thể là những đoàn người di cư vì kế sinh nhai, tìm về những cánh đồng phì nhiêu để trồng trọt hay mở cửa hàng buôn bán tại các thành phố lớn dọc theo ven biển Ðịa trung hải. Ðặc biệt là bên Ai cập, vào đầu công nguyên, đã có 1 triệu người Do Thái cư ngụ (1/8 dân số địa phương); riêng tại thành phố Alexandria, 2 trong số 5 quận có đa số dân là gốc Do Thái. Nên biết là tại Alexandria, Kinh thánh được dịch từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp (quen gọi là bản dịch 70, bởi vì tục truyền do 70 nhà thông thái dịch xong một lúc). Tuy nhiên, bản văn Kinh thánh Hy Lạp lại còn thêm vài tác phẩm không có trong các quy thư bằng tiếng Do Thái. Các tác giả Kitô hữu tiên khởi thường trưng dẫn bản 70(bằng tiếng Hy Lạp) hơn là theo nguyên bản Do Thái.

Nói chung, các tín đồ Do Thái ở ngoài nước cũng giữ đạo như các người ở Palestina, ngoại trừ việc hành hương lên đền thờ. Vì lý do địa lý, họ không lên đền thờ Jerusalem hằng năm; họ cố gắng ít ra đi viếng đền thờ một lần trong đời. Ðối với họ, trung tâm cử hành phụng vụ là hội đường. Xét về mặt tư tưởng thì tuy vẫn cố gắng trung thành với truyền thống, nhưng họ tỏ ra cởi mở hơn trong việc tiếp thu các tinh hoa của các văn hoá khác, đặc biệt là triết học Hy Lạp.

1.3.                   Vấn đề tác giả và Nhất Lãm:

1.3.1.            Vấn đề tác giả:[13]

Sau khi Chúa Jesus “lên trời”, các Tông đồ đã nghiền ngẫm các lời nói việc làm của Người, và tìm hiểu ý nghĩa của chúng khi đối chiếu với các lời Kinh thánh Cựu ước. Ðồng thời, giữa lòng các cộng đoàn cũng đã lưu hành những sưu tập ghi lại các lời nói và phép lạ của Chúa dùng làm tài liệu huấn giáo. Dựa trên các tài liệu đó, các thánh sử đã biên soạn bốn quyển Phúc âm.[14]

Trong Hội thánh tiên khởi, danh từ “Phúc âm” (Tin mừng) được dùng ở số ít, bởi vì chỉ có một Tin mừng duy nhất là Jesus Christ[15]. Mỗi quyển Phúc âm được viết cho một cộng đoàn cụ thể để trình bày cho họ biết Tin mừng của Chúa Kitô (Matthew viết cho các tín hữu Siria; Mark viết từ Rôma và được lưu hành tới Alexandria; Luke có liên hệ với Hy Lạp và Rôma; John viết từ Ephesus).  Ðồng thời với các tác phẩm vừa liệt kê, Hội thánh tiên khởi cũng thấy lưu hành nhiều tác phẩm với thể văn tương tự, nghĩa là các sách thuật lại cuộc đời Chúa Jesus, các thư gửi cho các giáo đoàn, các sách ghi lại hoạt động của các thánh Tông đồ.

Dựa theo các chứng tích khác nhau thuộc thời các giáo phụ, các học giả đã đưa ra giả thiết về ba tiêu chuẩn sau đây để xem như là tiêu chuẩn công nhận sách Phúc Âm:

  •  Tiêu chuẩn quan trọng nhất là nguồn gốc tông đồ, nghĩa là tác phẩm do một tông đồ viết ra. Tuy nhiên thật khó để phân định xem một tác phẩm có thực do Tông Đồ viết nên hay không. Và thực tế rất nhiều tác phẩm mạo danh các Tông đồ nhưng không được nhìn nhận[16].  Ngược lại, có những tác phẩm chỉ núp bóng các Tông đồ mà lại được nhận, chẳng hạn các tác phẩm của Luke, Mark, và thư gửi Do Thái.
  • Vì lẽ đó, tiêu chuẩn nguồn gốc tông đồ cần được bổ túc bởi một tiêu chuẩn thực nghiệm là sự chứng nhận của các giáo đoàn địa phương. Những giáo đoàn nào đã nhận được tác phẩm của các Tông đồ sẽ đứng ra chứng thực tính cách chính xác của nó. Chắc hẳn rằng đã có sự trao đổi thông tin giữa các giáo đoàn với nhau. Dần dần, vài giáo đoàn nổi bật (chẳng hạn Rôma, Hy Lạp, Tiểu Á) đã gây ảnh hưởng đối với các giáo đoàn khác. Dù sao chúng ta đừng nên hiểu việc nhìn nhận theo kiểu một hành vi pháp lý (văn bản công chứng). Một tác phẩm được coi là nhìn nhận khi được sử dụng (nghĩa là được tuyên đọc) vào buổi cử hành phụng vụ hoặc được trích dẫn trong các bài giảng.
  • Một tiêu chuẩn thứ ba quan trọng nhất là đạo lý tinh tuyền. Nếu tác phẩm nào nhiễm mùi lạc giáo thì chắc chắn là không thể chấp nhận được. Và việc qui điển cả Tân Ước đều nằm trong tiêu chuẩn này. Rất dễ hiểu rằng, Hội Thánh tiên khởi phải tìm kiếm những gì ủng hộ quan điểm tín lý của mình hòng bảo vệ nó, và phổ biến nó.

Từ những nhận xét vừa nói, chúng ta dễ hiểu rằng không phải tất cả các tác phẩm Tân ước đã được nhìn nhận vào cùng một lúc và trong tất cả các giáo đoàn. Ðối lại, có những tác phẩm đã được một giáo đoàn nhìn nhận nhưng lại bị giáo đoàn khác loại bỏ, và rồi biến dạng luôn.

Tóm lại, việc xác định nguồn gốc tác giả sách Phúc Âm là việc làm lâu dài và đầy tranh luận giữa các học giả. Nhưng vượt qua những điều đó, người Kito hữu vẫn tin rằng, dù viết bởi ai thì những sách Phúc Âm đã được công nhận

1.3.2.            Vấn đề Nhất Lãm:

Chúng ta có thể nhận ra nét chung chung giữa những lời và hành động của Đức Jesus để lại thông qua ba cuốn Phúc Âm  Matthew, Mark và Luke như : phép lạ, dụ ngôn, cuộc tranh luận và cùng một số biến cố lớn trong cuộc đời Đức Jesus. Những đoạn văn nào được cả ba Phúc Âm ghi lại thường được gọi là «truyền thống ba văn bản»; và «truyền thống hai văn bản» gồm những đoạn thấy trong hai Phúc Âm Matthew/Luke.

Ba cuốn Phúc Âm  Matthew, Mark và Luke được gọi là Nhất lãm do học giả Griesbach đặt ra từ năm 1776, vì có thể đặt và đọc với cái nhìn chung ba cột song song (sun opsis). Ba cuốn này đều theo một bố cục thứ tự chung giống nhau:

  • Giai đoạn dọn đường cho sứ vụ của Đức Jesus.
  • Sứ vụ của Đức Jesus tại Galilê và vùng phụ cận.
  • Hành trình lên thành Jerusalem
  • Thương Khó và Phục sinh.

Thống kê từng sách Phúc Âm, ta thấy có những yếu tố sau:

  • Phúc Âm Mark có tất cả 661 câu. Trong đó có 330 câu chung với Phúc Âm Matthew và Luke; và chỉ có 26 câu riêng biệt.
  • Phúc Âm Matthew có tất cả 1068 câu: 523 câu chung với Phúc Âm Mark và Phúc Âm Luke; 235 câu chung với Luke và 310 câu riêng biệt.
  • Phúc Âm Luke có tất cả 1149 câu: 364 câu chung với Phúc Âm Matthew và Phúc Âm Mark; 235 câu chung Phúc Âm Matthew và 550 câu riêng biệt.

Qua những con số trên có thể rút ra vài kết luận. Phúc Âm Mark có rất ít câu riêng biệt. Ngược lại, Phúc Âm Luke có nhiều câu riêng biệt nhất. Từ đó, có thể suy đoán Phúc Âm Luke có một nguồn riêng khác với hai Phúc Âm Matthew và Mark. Mặt khác, Phúc Âm Matthew và Luke có một số câu chung không tìm thấy trong Phúc Âm Mark.

Vấn đề Nhất Lãm đặt ra để tìm hiểu bằng cách nào các sách Phúc Âm  hình thành, và cố gắng tìm giải thích xem những tương đồng và dị biệt giữa chúng. Và từ thế kỷ thứ XVIII trở đi có rất nhiều giả thuyết đề nghị để giải thích vấn đề này.

Trong những giả thuyết ấy có thể liệt kê điểm nhấn ở các thuyết sau:

  • Thuyết Hai nguồn văn:

Thuyết này dẫn đến hai truyền thống đã đề cập là truyền thống tam bản dựa trên Mc ( được cho là cựu trào hơn cả) và truyền thống song bản ( Mt-Lc) dựa trên nguồn Q [17]

  • Thuyết dựa trên truyền thống về Phúc Âm Mt viết bằng tiếng  Aramaic[18]

Thuyết này dẫn đến hệ quả cho hai truyền thống tam bản dựa trên Mt- Aramaic và truyền thống song bản dựa trên Mt- Aramaic và một nguồn văn phụ. Trong đó mặc định rằng Lc đã có những nguồn riêng khi viết.

Tuy nhiên khi đứng trước tất cả các giả thuyết đó, người đọc dù có đôi phần lúng túng, nhưng cần biết giữ một vài nguyên tắc đơn giản:

  • Xem  mỗi quyển Phúc Âm đều độc lập.
  • Với bản đối chiếu, cần quan sát sự nhận thấy khác nhau: những tương đồng và dị biệt trên bình diện nọâi dung, những tương hợp giữa Matthew-Luke đối chọi lại Mark, những điểm song chiếu với Phúc Âm John, những đối ngữ v.v…
  • Nhìn nhận thận trọng những tài liệu giả định được đề nghị như A,B,C … Chúng ta biết rằng, ngoài Phúc Âm  Matthew  Aramaic, các tài liệu trên không được các tác giả xưa cổ nhắc tới.
  • Nhìn nhận rằng vấn đề Nhất Lãm rất phức tạp. Nhiều giả thuyết không thể dung hòa nhau được như trường hợp bản văn Mark có trước hay bản văn Matthew có trước, văn bản Q có hay không…
  • Nhiều giả thuyết nêu trên chỉ cố ý đưa ra những luận đề về năm các Phúc Âm  được biên soạn và sự hình thành Phúc Âm  .
  • Không một hệ thống đơn giản nào giải thích được mối tương quan phức tạp giữa các Phúc Âm  .

1.4.                   Thể văn sách Phúc Âm:

Có một số văn phong vào thời Chúa Jesus. Các thánh sử đã sử dụng chúng.

  • Chuyện kể về phép lạ gồm 5 điểm:

–       Dẫn nhập giới thiệu sự việc. (Thường là một tình trạng suy kiệt)

–       Yêu cầu can thiệp (một tiếng gọi, một tiếng kêu la) biểu lộ niềm tin của người cầu xin hay của người chung quanh.

–       Sự can thiệp của người mà người ta cầu mong một phép lạ.

–       Kết quả xảy ra.

–       Phản ứng của những người chứng kiến. (sợ hãi, thán phục …)

  • Dụ ngôn, thể văn thông dụng để răn dạy hay để dẫn dắt thính giả biết tự đánh giá
  • Chuyện kể về ơn gọi hay tiếng gọi, thường ngắn gọn và rập theo khuôn mẫu về ơn gọi trong Cựu Ước.
  • Diễn từ cáo biệt, thấy rõ ở những đoạn Chúa Jesus rời khỏi một địa điểm ( hoặc cuộc Thương Khó) và để lại những huấn lệnh cho các môn đệ của mình [19]
  • Cuộc tranh luận hay đối chất giữa các nhà thông luật, giữa các thầy rabbi. Mô hình thường theo phương cách sau đây:

–       Một hành vi, một lời nói của Đức Jesus kích thích sự ngạc nhiên.

–       Cuộc tranh luận bắt đầu.

  • Cuộc đối chất thực sự xẩy ra đúng thời điểm: phải chọn lựa và thường thì lúc bấy giờ, những nhân chứng tự tách ra[20]
  • Câu văn trong ngoặc nhằm nhấn mạnh một lời nói quan trọng trong câu chuyện. Lời nói đó làm nổi bật lên giá trị của câu văn.[21]
  • Những lời trôi nổi, nghĩa là những ngôn từ của Đức Jesus mà người ta đã quên ngữ cảnh và những lời đó bây giờ được gắn kết vào trong diễn từ hay vào trong chuyện kể, khi có thể[22].
  1. 2.   Nội dung sách Phúc Âm:

2.1.                   Sách Phúc Âm Matthew:

2.1.1.            Tác giả:

Trong Tân Ước có bốn bản danh sách Mười Hai Tông Ðồ; tất cả bốn đều mang tên Matthew. Phúc Âm thứ nhất xác định rõ Matthew là một “người thu thuế”[23] được Chúa gọi đi theo Người, khi ông “đang ngồi ở trạm thu thuế”[24] nhưng trong Phúc Âm Luke[25] cũng kể một câu chuyện tương tự, nhưng lại nói người thu thuế ấy mang tên Lêvi. Như vậy, Matthew người thu thuế cũng có tên là Lêvi. Rất có thể tên khai sanh là Lêvi, còn Matthew là biệt danh Chúa Jesus đặt cho ông khi ông đi theo Chúa. Ðiều đáng để ý ở đây là hai tác giả Mark và Luke đã tỏ ra tế nhị với vị Tông Ðồ từng là người thu thuế, nên đã kể lại câu chuyện trên dưới tên Lêvi, có lẽ lúc bấy giờ trong các giáo đoàn ít ai biết tới. Mặt khác, tác giả Phúc Âm thứ nhất đã kể rõ Matthew là người thu thuế như vậy, lại tránh không nói đến việc chính Matthew đã khoản đãi Chúa Jesus và các anh em một bữa tiệc thịnh soạn[26]. Tất cả những điều vừa ghi nhận về chuyện Chúa gọi người thu thuế, vẫn được coi là dấu chỉ rằng chính thánh Tông Ðồ Matthew là tác giả sách Phúc Âm vẫn mang tên ngài.

Quả vậy, ngay từ những thế kỷ đầu của Kitô giáo, truyền thống vẫn nhất mực coi thánh Matthew là tác giả của Phúc Âm thứ nhất. Chứng từ trực tiếp và cũng cựu trào nhất là lời Giám MụcPapias[27], do sử gia Eusebius ghi lại. Theo sử gia này, thì Giám MụcPapias viết: “Ông Matthew đã xếp đặt theo thứ tự bằng tiếng Híppri, những lời (Chúa) nói, và mỗi người tùy khả năng của mình mà phiên dịch (hoặc giải thích)”. Theo các nhà bình luận nhận xét, thì “Những lời (Chúa) nói” không chỉ hiểu về giáo huấn của Chúa, mà về cả sự nghiệp của Người nữa.

Tóm lại, đây là một cuốn Phúc Âm trọn vẹn từ khi Chúa chịu phép rửa cho đến Phục Sinh..

Dựa vào chứng từ của Giám Mục Papias người ta phỏng đoán rằng ngay từ khi tác phẩm  Aramaic mới ra, đã có nhiều bản dịch ra Hy Lạp khác nhau, trong đó có bản chính lục ngày nay. Nói cho cùng thì lời Giám Mục Papias có thể chỉ hiểu về những bản giải thích hoặc dịch miệng. Căn cứ vào nội dung của bản Hy Lạp hiện nay, có người cho rằng so với Matthew  Aramaic, thì bản Matthew chính lục là một sáng tác mới, chứ không phải một bản dịch. Dầu sao thì ai cũng phải nhận Phúc Âm thứ nhất mang mầu sắc Do Thái hay Sêmít rất rõ; người thực hiện bản này phải là một người Do Thái sống ở Ðất Thánh hay trong vùng Syria

Theo kết quả nghiên cứu hiện nay của việc phân tích văn chương và những đặc điểm có màu sắc Do Thái trong nội dung Matthew, người ta đồng ý kết luận rằng sách Phúc Âm này dựa trên những tài liệu gốc  Aramaic. Nhưng các nhà nghiên cứu không nhất trí với nhau về việc coi bản văn Matthew Hy Lạp là bản dịch của Matthew  Aramaic hay là một công trình biên soạn dựa trên tài liệu gốc  Aramaic. Do đó truyền thống coi thánh Matthew là tác giả sách Phúc Âm này vẫn chưa bị bác bỏ.

2.1.2.            Bối cảnh ra đời:

Việc phân tích bản văn cũng như các dữ kiện truyền thống cung cấp không giúp xác định rõ được thời gian ra đời của Matthew. Vì thế chỉ có thể phỏng định rằng với bản  Aramaic, nó có thể ra đời quãng từ năm 40 tới 50 , nghĩa là sau một thời gian dành cho sự phát triển của truyền khẩu. Ðàng khác hai thư Thánh Paul viết cho giáo đoàn Thessalonians quãng năm 52; nếu các thư này thật sự đã dựa vào diễn từ chung luận của Chúa Jesus trong Phúc Âm thứ nhất, thì Phúc Âm này phải có trước rồi. Hơn nữa, theo thánh  Irenaeus, tác phẩm nguyên thủy của thánh Matthew được soạn ra “khi Peter và Paul rao giảng Tin Mừng và thiết lập Giáo Hội ở Rôma”. Mặc dù không thể căn cứ vào lời này để ấn định thời gian được, nhưng chúng ta cũng đoán được rằng Matthew  Aramaic phải ra đời khá sớm.

Về Matthew Hy Lạp cũng vậy, không thể kết luận chính xác được. Vào cuối thế kỷ thứ nhất Phúc Âm này đã được phổ biến khá rộng rãi. Có người nghĩ rằng bản chính lục này được thực hiện trước năm 70. Nhưng ý kiến chung bây giờ là Phúc Âm Matthew chính lục được soạn vào những năm từ 80 đến 90 tại Syria Palestine. Ý kiến này dựa vào những yếu tố phản ánh sự chống đối quyết liệt giữa Hội Thánh Kitô giáo và cộng đồng Do Thái giáo sau khi Jerusalem bị tàn phá, nhất là trong bài giảng trên núi và trong trình thuật về Chúa Phục Sinh. Giới lãnh đạo Do Thái quy tụ ở Giamnia (Giápnê) sau năm 70 đã “tuyệt thông” với Kitô giáo.

 

2.1.3.            Đặc tính cơ bản:

Phúc Âm Matthew trước tiên là một Phúc Âm có nhiều tính thần học hơn là lịch sử.. Ðiều tác giả nhắm là trình bày con người Chúa Jesus và sự nghiệp của Người: Chúa Jesus là Ðấng Messiah đích thực như Thiên Chúa đã phán hứa và loan báo trước trong Cựu Ước. Người đến trần gian để rao giảng và thiết lập Nước Thiên Chúa, Nước Thiên Chúa thể hiện trong cộng đoàn Giáo Hội. Hơn nữa Matthew còn muốn cho thấy, qua sự nghiệp đó, Chúa Jesus đã dần dần chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa như thế nào. Ðiển hình là lời Người tuyên bố trước Thượng Hội Ðồng Do Thái [28]và, ở cuối Phúc Âm, lệnh Chúa sai môn đệ ra đi tiếp tục sứ mệnh của Người[29] .

Do đó có thể rút lại:

  • Phúc âm Matthew chứa đựng nhiều tư tưởng thần học hơn tính lịch sử.
  • Phúc âm Matthew trưng dẫn Thánh kinh Cựu Ước nhiều hơn các Phúc âm khác.
  • Nét đặc trưng của Phúc âm Matthew về Ki-tô học là hình ảnh Moses mới trong Tân Ước, nghĩa là “Chúa Jesus là Đấng sáng lập Giao ước Mới, điều chỉnh và kiện toàn Luật cũ”.
  • Phúc âm Matthew cho biết thái độ căn bản của môn đệ Chúa Jesus là biết “nghe, hiểu và thực hành lời của ngài”. Nếu trong Luke, môn đệ Chúa là chứng nhân thì trong Phúc âm này môn đệ Chúa là thính giả.

2.1.4.            Bố cục:

[Gia phả Chúa Jesus]] (1:1–17)

[[Sự giáng sinh của Chúa Jesus]] (1:18–25)

[[Cuộc viếng thăm của các nhà thông thái]] (2:1–12)

[[Trốn thoát đến Ai Cập]] (2:13-23)

[[Vụ Hê-rốt tàn sát trẻ em]] (2:16–18)

[[John the Baptist]] (3:1–12, 11:2-19, 14:1–12)

[[Chúa Jesus nhận lễ báp-têm]] (3:13–17)

[[Chúa Jesus chịu cám dỗ]] (4:1–11)

[[Chức vụ tại Capernaum]] (4:12–17)

[[Chúa gọi Simon, Andrew, James, John]] (4:18–22)

[[Truyền giảng tại Galilee]] (4:23-25)

[[Bài giảng trên núi]] (5–7)

[[Những phép lạ]] (8:1-17)

[[Con Người]] (8:18-20,16:21-26,17:22-23,20:18-19)

[[Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết]] (8:21-22)

[[Quở sóng gió]] (8:23–27)

[[Đuổi quỷ tại Gadarenes]] (8:28–34)

[[Chữa người bại liệt]] (9:1-8)

[[Chúa gọi Matthew]] (9:9–13)

[[Rượu mới bình cũ|Vấn đề kiêng ăn]] (9:14–17)

[[Cứu sống con gái chủ nhà hội]] (9:18-26)

[[Chữa lành cho người mù và câm]] (9:27-34)

[[Mùa gặt thật trúng nhưng thợ gặt quá ít]] (9:35-38)

[[Mười hai Sứ-đồ]] (10:1–11:1)

[[Mang hòa bình không mang gươm giáo]] (10:34–39)

[[Nguyền rủa các thành Chorazin, Bethsaida, Capernaum]] (11:20-24)

[[Ca ngợi Đức Chúa Cha]] (11:25-30)

[[Lượm lúa trong ngày Sabbath]] (12:1–14)

[[Đầy tớ được chọn]] (12:15-21)

[[Chúa và ma quỷ]] (12:22–29,46-50)

[[Giảng dạy tại Capernaum]] (12:30)

[[Tội lỗi không bao giờ được tha]] (12:31-32)

[[Cây và trái]](12:33-37)

[[Ý nghĩa thần học của chuyện Giô-na]] (12:38–42; 16:1–4)

[[Người bị quỷ nhập]] (12:43-45)

[[Những ẩn dụ của Chúa Jesus]]: người gieo giống, cỏ dại, hạt cải, men, kho tàng chôn giấu, ngọc trai, lưới]] (13:1–52)

[[Bị quê huơng chối từ]] (13:53–58)

[[Hóa bánh cho 5000 người]] (14:13–21)

[[Đi trên mặt nước]] (14:22–33)

[[Chữa lành bệnh tại Gê-nê-sa-rết]] (14:34-36)

[[Vấn đề tinh sạch]] (15:1–20)

[[Chữa lành cho con gái thiếu phụ Phê-nê-ci]] (15:21-28)

[[Hóa bánh cho 4000 người]] (15:32–39)

[[Hãy đề phòng men]] (16:5-12)

[[Peter xưng nhận Chúa]] (16:13–20)

[[Sự tái lâm]] (16:27-28)

[[Chúa hóa hình]] (17:1–13)

[[Đuổi quỷ cho bé trai]] (17:14-20)

[[Giáo vụ cho thiếu nhi]] (18:1–7; 19:13–15)

[[Thái độ đối với sự cám dỗ]] (18:8-9)

[[Ẩn dụ : Chiên lạc, Người đầy tớ không có lòng thương]] (18:10–35)

[[Vào Giu-đê]] (19:1-2)

[[Vấn đề ly dị]] (19:3–12)

[[Người giàu và sự cứu rỗi]] (19:16–27)

[[Mười hai ngôi phán xét]] (19:28-30)

[[Ẩn dụ về người làm công trong vườn nho]] (20:1–15)

[[Người đầu trở nên cuối và người cuối trở nên đầu]] (20:16)

[[Hành trình về Giê-ru-sa-lem]] (20:17)

[[Yêu cầu của Giăng và Gia-cơ]] (20:20–28)

[[Lễ lá]] (21:1–11)

[[Chúa và những người buôn bán trong đền thờ]] (21:12–17,23-27)

[[Cây vả]] (21:18–22)

[[Những ẩn dụ về Hai người con, Vườn nho, Tiệc Cưới]] (21:28–22:14)

[[Hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa]] (22:15–22)

[[Sự sống lại]] (22:23-33)

[[Vấn đề đạo đức]] (22:34–40)

[[Sự dạy dỗ về Đấng Cứu Thế]] (22:41-46)

[[Quở trách người Pha-ri-si]] (23:1-36)

[[Than khóc Giê-ru-sa-lem]] (23:37-39)

[[Ngày tận thế]] (24)

[[Ẩn dụ về Mười trinh nữ, Ta-lâng]] (25:1-30)

[[Chiên và dê – Ngày phán xét]] (25:31-46)

[[Judas Iscariot]] (26:1-5,14-16,27:3-10)

[[Chúa được xức dầu]] (26:6–13)

[[Tiệc Thánh]] (26:17–30)

[[Peter chối Chúa]] (26:31-35,69–75)

[[Chúa bị bắt]] (26:36–56)

[[Chúa bị lãnh đạo Do Thái xử]] (26:57–68)

[[Chúa bị Phi-lát xử]] (27:1–2,11-31)

[[Sự chết và sống lại của Chúa]] (27:32–56)

[[Giô-sép, người A-ri-ma-thê]] (27:57–61)

[[Mộ trống]] (27:62–28:15)

[[Chúa hiện ra sau khi phục sinh]] (28:9–10)

[[Đại mạng lệnh]] (28:16–20)

2.2.                   Sách Phúc Âm Mark:

2.2.1.            Tác giả:

Truyền thống nhất loạt coi thánh Mark là tác giả của sách Phúc Âm vẫn mang tên ông. Mặc dù trong sách không có gì để cho ta biết tác giả là ai, điều chắc chắn là nếu người ta muốn mượn danh thì phải mượn danh một vị nào nổi tiếng hơn.

Lời chứng xưa nhất về điều này là của giám mụcPapias, người đồng thời với thánh Policarp, tức là thế hệ tiếp sau thế hệ thời Chúa Jesus. Lời chứng còn ghi lại của giám mụcPapias có từ đầu thế kỷ II (100-110). Trong lời chứng có vài chi tiết khó khiểu, nhưng điều chính yếu thì rõ ràng: Mark là người giúp thánh Peter trong việc giảng dạy và đã ghi chép thành một cuốn sách.

Các sách khác trong Tân Ước cho chúng ta biết vài chi tiết về một người mang danh xưng Mark.[30]

Ông Mark đã theo hai thánh Banaba và Paul[31] sau bỏ về [32]khiến hai nhà truyền giáo cũng chia tay nhau, thánh Banaba đưa ông Mark qua Cyprus[33] . Ngoài ra trong các thư của Thánh Paul, ông cũng nói đến nhân vật Mark là người cùng làm việc với ông[34].

Trong sách Phúc Âm Mark có tính cách lời chứng bản thân thánh Peter và những kỷ niệm cá nhân như: trình thuật Chúa Jesus gọi các môn đệ, chữa mẹ vợ ông Simon Peter, Chúa Jesus rời Caphácnaum, Chúa Jesus gọi Lêvi; Nadarét từ chối Chúa Jesus; lời tuyên xưng của thánh Peter, người thanh niên giàu có, lời xin của hai anh em nhà Dêbêđê, Chúa Jesus vào vào Jerusalem, thanh tẩy Ðền Thờ, xức dầu ở Bêtania, Ghếtsêmani, Chúa Jesus bị bắt, ông Peter chối Chúa Jesus. Có thể thêm những nét của một chứng nhân trực tiếp như: những cái nhìn của Ðức Jesus, tuổi của cô bé được sống lại…

Mark không kể những chuyện đề cao, mà kể những chuyện bất lợi cho thánh Peter (thí dụ 8,33; 9,5; 14,29-31.66s), trong khi các sách Phúc Âm khác đề cao thánh Peter nhiều hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng Mark có thể là cộng sự với thánh Paul và thông ngôn cho thánh Peter và diễn văn của Mark dựa nhiều trên ký ức của Peter và đọc Mark, dung mạo của Peter nổi bật một cách chân thật.

2.2.2.            Bối cảnh ra đời:

Về thời gian biên soạn của Mark, truyền thống không thống nhất mấy. Thánh  Irenaeus bảo Mark viết sau khi thánh Peter chết. Thánh Clement thành Alexdarian lại bảo Mark viết đang khi thánh Peter còn sống.

Phân tích nội dung, dựa trên yếu tố là Mark không nói gì ám chỉ tới việc Jerusalem đã bị phá hủy, các nhà nghiên cứu cho rằng sách Phúc Âm Mark đã được viết trước năm 70.

2.2.3.            Đặc tính cơ bản:

Phúc Âm Mark là sách Phúc Âm ngắn nhất trong bốn sách Phúc Âm của Tân Ước.

Lối trình bày của Mark là kể chuyện về Chúa Jesus để giúp người nghe khám phá mầu nhiệm cùng với các nhân vật quanh Người dưới kí ức của thánh Peter, và dẫn người nghe hòa mình với các môn đệ trong sự phát triển đức tin.

Lời văn sống động và cụ thể. Nhịp độ dồn dập: đưa Ðức Jesus di chuyển từ nơi này sang nơi khác rất nhanh. Mark tránh mọi chuyển động dư thừa, dùng đối thoại vắn gọn và sắc bén.

Những đặc điểm trong lời văn của Mark cho thấy Mark không phải là người “làm văn”, cũng không phải một người kể chuyện tài ba. Mark có vẻ một người tường thuật trung thành và ngây thơ, thấy sao nói vậy theo cách của mình.

Từ ngữ có vẻ nghèo về số lượng, nhưng lại được vận dụng với tất cả sức diễn đạt phong phú. Thực tế và cụ thể, thích những con số xác định, những từ giảm nhỏ: chó con (7,27tt); con cá nhỏ (8,7); cô bé (5,41); chiếc thuyền nhỏ (3,9).

Hai chủ đề chính của Phúc âm Mark là Đấng Cứu Thế ẩn mình và sự thiếu hiểu biết của các môn đệ. Trong Phúc âm Mark, ngoại trừ ma quỷ, không mấy ai nhận biết Chúa Jesus chính là Con Đức Chúa Trời, nhưng Chúa ra lệnh cho chúng không được tiết lộ. Chúa Jesus cũng dạy nhiều ẩn dụ về những bài học tâm linh để người nghe có thể liên hệ với chính mình. Tuy nhiên vào lúc đó, các môn đệ không hiểu được những ẩn dụ này; Chúa Jesus phải giải thích riêng cho họ. Các môn đệ cũng không nhận biết ý nghĩa của những phép lạ mà Chúa Jesus đã làm trước mặt họ.

Ðọc Mark thấy rõ là sách này được viết cho các Kitô hữu không phải gốc Do Thái và sống ở ngoài xứ Palestine.

Dấu hiệu tích cực là Mark luôn quan tâm giải thích những từ  Aramaic, những phong tục Do Thái, những chi tiết về địa dư và nhấn mạnh ý nghĩa của Phúc Âm đối với dân ngoại (7,27; 10,12; 11,17; 13,10). Dấu hiệu tiêu cực là Mark ít nói những gì thuộc về Luật (Môsê) và tương quan của Luật với Giao Ước Mới cũng như những điều thuộc về sự ứng nghiệm lời các ngôn sứ

2.2.4.            Bố cục:

[[John the Baptist]] (1:1–8,6:14–29)

[[Chúa chịu báp-têm]] (1:9–11)

[[Chúa chịu cám dỗ]] (1:12–13)

[[Tin Mừng]] (1:14–15)

[[Chúa gọi Simon, Andrew, James, John]] (1:16–20)

[[Capernaum]] (1:21–34)

[[Hành trình truyền giáo tại Galilee]] (1:35–39)

[[Chúa chũa người cùi và bại liệt]] (1:40–2:12)

[[Chúa gọi Matthew]] (2:13–17)

[[Rượu mới bình cũ|Vấn đề kiêng ăn]] (2:18–22)

[[Bức lúa mì trong ngày Sabbath|Giữ ngày Sabbath]] (2:23–3:6)

[[Chữa bệnh cho đoàn dân tại biển Galilee]] (3:7–12)

[[Mười hai Sứ-đồ]] (3:13–19,6:7-13)

[[Chúa và ma quỷ]] (3:20–35)

[[Tội đời đời]] (3:28-29)

[[Ẩn dụ về người gieo giống]] (4:1–9,13-20)

[[Mục đích của những ẩn dụ]] (4:10-12,33-34)

[[Muối và ánh sáng]] (4:21–23,9:50)

[[Đừng đoán xét]] (4:24-25)

[[Ẩn dụ về người gieo giống]] (4:26–29)

[[Ẩn dụ về hạt cải]] (4:30–32)

[[Chúa quở sóng gió]] (4:35–41)

[[Đuổi bầy quỷ ám]] (5:1–20)

[[Chữa lành con gái người cai nhà hội]] (5:21–43)

[[Chúa bị quê hương chối từ]] (6:1–6)

[[Hóa bánh cho hơn 5000 người]] (6:30–44)

[[Đi trên mặt nước]] (6:45–52)

[[Chữa bệnh tại Gê-nê-sa-rết]] (6:53–56)

[[Vấn đề ô uế và tinh sạch]] (7:1–23)

[[Đối thoại với phụ nữ Syrophoenician]] (7:24–30)

[[Chữa lành người điếc]] (7:31–37)

[[Hóa bánh cho hơn 4000 người]] (8:1–9)

[[Chúa không ban dấu hiệu]] (8:10–12)

[[Hãy đề phòng men]] (8:13-21)

[[Chữa lành người mù tại Bethsaida]] (8:22-26)

[[Peter xưng nhận Chúa]] (8:27–30)

[[Con Người]] (8:31-33, 9:30-32, 10:33-34)

[[Theo Chúa với thập tự]] (8:34-37)

[[Sự tái lâm]] (8:38-9:1)

[[Chúa hóa hình]] (9:2–13)

[[Chúa đuổi quỷ]] (9:14-29)

[[Đầu trở nên cuối]] (9:33-37)

[[Thái độ với Chúa]] (9:38–42)

[[Chúa xử phụ nữ ngoại tình]] (9:43-49)

[[Chúa về Giu-đê]] (10:1)

[[Vấn đề ly dị]] (10:2–12)

[[Chúa ban phước cho trẻ em]] (10:13-16)

[[Người giàu và sự cứu rỗi]] (10:17–31)

[[Hành trình về Jerusalem]] (10:32)

[[Yêu cầu của James và John]] (10:35–45)

[[Chúa chữa người mù tên Bartimaeus]] (10:46–52)

[[Vào Jerusalem]] (11:1–11)

[[Cây vả]] (11:12–14,20-24)

[[Chúa và những người đổi tiền trong đền thờ]] (11:15–19,27-33)

[[Cầu nguyện tha thứ]] (11:25-26)

[[Người chồng gian ác|Vườn nho]] (12:1–12)

[[Hãy trả cho Sê-sa những gì của Sê-sa]] (12:13–17)

[[Sự sống lại]] (12:18-27)

[[Đại Mạng Lệnh]] (12:28–34)

[[Đấng Cứu Thế và vua Đa-vít]] (12:35-37)

[[Quở trách những thầy dạy luật]] (12:38-40)

[[Bài học về sự dâng hiến của một góa phụ nghèo]] (12:41-44)

[[Ngày tận thế]] (13)

[[Judas Iscariot|Âm mưu giết Chúa]] (14:1-2,10-11)

[[Chúa được xức dầu]] (14:3–9)

[[Tiệc Thánh]] (14:12–26)

[[Peter chối Chúa]] (14:27-31,66-72)

[[Chúa bị bắt]] (14:32–52)

[[Chúa bị người Do Thái xử tại dinh Thượng Tế]] (14:53–65)

[[Chúa bị Phi-lát xét xử]] (15:1–15)

[[Sự thống khổ|Sự chết và sự sống lại của Chúa]] (15:16–41)

[[Giô-sép, người A-ri-ma-thê]] (15:42–47)

[[Một trống]] (16:1–8)

[[Kết cuộc dài lâu]] và [[Sự xuất hiện sau khi Chúa sống lại]] (16:9-20)

[[Đại Mạng Lệnh]] (16:14–18)

[[Sự thăng thiên]] (16:19)

2.3.                   Sách Phúc Âm Luke:

2.3.1.            Tác giả:

Vì sách Công Vụ cũng bắt đầu bằng một lời tựa gửi cho nhân vật Theophilus và nhắc đến quyển sách đầu tiên, nơi tác giả đã nói về “tất cả những gì Ðức Jesus đã làm và đã dạy”[35] , nên ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, người ta đã kết luận rằng sách Phúc Âm và sách Công Vụ là do cùng một tác giả. Khoa chú giải hiện đại đã công nhận điểm này trên cơ sở ngôn ngữ và tư tưởng của cả hai tác phẩm là đồng nhất, cũng như mục tiêu của cả hai cân đối với nhau.

Mặt khác, theo một truyền thống đã có từ cuối thế kỷ thứ II (thánh  Irenaeus), tác giả Phúc Âm thứ ba chính là người thầy thuốc Luke mà thánh Paul đã nói tới [36]

Về quê quán và năm sinh của tác giả, người ta không được rõ, chỉ biết rằng tác giả được ơn trở lại ở Antiôkhia và qua đời bên Hy Lạp.

Tác giả không được nhìn tận mắt Chúa Jesus mà chỉ tin nhận Người là Chúa vinh quang qua khuôn mặt của Ðấng phục sinh. Nơi tác giả, đức tin của người được ơn trở lại hướng dẫn cái nhìn của nhà sử học, và đã giúp ông khám phá Chúa Jesus trong trẻ thơ thành Bêlem, trong cậu thiếu niên ở đền thờ lúc 12 tuổi, trong vị ngôn sứ hướng cả đời mình về Jerusalem

Thánh Luke cũng là một con người đặc biệt tế nhị, nhất là khi nói về Chúa Jesus: ngài tránh những lối nói hơi thô của Mark[37] và dành cho Người một danh xưng đặc biệt trên môi các môn đệ[38] Ngài được tặng cho danh hiệu là “văn sĩ ca tụng lòng nhân hậu của Ðức Kitô”. Thánh Luke lấy làm cảm kích về bản tính nhân loại tuyệt vời của một vị Thiên Chúa đã tỏ ra xao xuyến trước tình cảnh một bà mẹ vừa mất đứa con duy nhất[39]; một vị Thiên Chúa làm bạn với hạng tội lỗi bị người ta xa lánh[40]; một vị Thiên Chúa cảm thông với giới phụ nữ bị người ta khinh bỉ; một vị Thiên Chúa gần gũi với đám dân nghèo bị người ta chà đạp.

Là thầy thuốc, nên tác giả viết về bệnh tật một cách chính xác, và cũng thế biết rung cảm trước những khổ đau nơi thân xác con người. Phải chăng vì vậy, trong tác phẩm của mình, tác giả đã dành cho những người nghèo khổ, ốm đau, tội lỗi và phụ nữ một chỗ đặc biệt, với những lời lẽ đầy ngọt ngào an ủi?

2.3.2.            Bối cảnh ra đời:

Muốn biết thời gian biên soạn sách Phúc Âm thứ ba, phải dựa vào thời kỳ Jerusalem bị quân đội Rôma tàn phá, dưới quyền chỉ huy của tướng Titút. Matthew và Mark có nói đến quang cảnh này, nhưng đặt nó vào viễn tượng cánh chung, còn Luke thì tách rời ra. Dường như tác giả có biết thời kỳ Jerusalem bị bao vây và tàn phá vào năm 70[41] . Như vậy, sách phải được viết sau thời gian này; các nhà chú giải hiện nay cho là vào thập niên 80-90, nhưng cũng có một số khác lại cho là sớm hơn.

Về nơi biên soạn, không thấy truyền thống để lại dấu vết gì, nên không thể nói chính xác được là viết ở đâu, tuy có dư luận cho rằng sách được viết ở Akhaia hoặc bên Aicập. Nhưng không lấy gì làm chắc và có lẽ dư luận đó muốn nói rằng Phúc Âm được loan báo chứ không phải được biên soạn tại hai nơi ấy.

2.3.3.            Đặc tính cơ bản:

Trong lời tựa, thánh Luke đã giải thích điều ngài muốn làm và cách thế tiến hành công việc. Ngài cho biết sẽ “tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta”, có nghĩa là tường thuật cuộc đời Ðức Jesus và thời kỳ thành lập Giáo Hội. tác giả không phải là người đầu tiên làm công việc này mà đã có những vị đi trước (có lẽ ám chỉ thánh Mark), nên người sẽ dựa vào “truyền thống” của “những người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa”, nghĩa là những người đang rao giảng Tin Mừng và trước hết là các Tông Ðồ.

Tác giả lại còn có tài văn chương, thông thạo văn hóa Hy Lạp. Tác phẩm có nhiều ưu điểm: lời văn sáng sủa, mạch lạc, nhuần nhuyễn một cách linh động theo những đề tài khác nhau, và chứng tỏ một bút pháp thật điêu luyện ở một vài đoạn[42] . Cách trình bày có trật tự và nghệ thuật, phác họa nét độc đáo của cốt truyện. Ngôn ngữ Luke phong phú nhất trong tất cả các sách Tân Ước.

Việc biên soạn rất công phu, sử dụng các dữ kiện của truyền thống, khiến một số độc giả đặt vấn đề về tính lịch sử của Luke. Vấn đề này phức tạp và đòi hỏi phải nghiên cứu cả phương pháp được dùng cho sách Công Vụ các Tông Ðồ Trong khuôn khổ việc nghiên cứu Tin Mừng này, trước hết, ta biết rằng tác giả đã tuyên bố ý định “cẩn thận tra cứu” và “tuần tự viết ra” (1,1-4); ta cũng có thể nhìn nhận giá trị của một số lớn những điều tác giả đưa ra. Tuy nhiên, một đàng, tác giả nhìn “sự kiện Jesus” với tất cả niềm tin của mình – điều mà các nhà sử học cho là một suy diễn cá nhân vượt ranh giới lịch sử. Ðàng khác, khi tường thuật lời nói và việc làm của Ðức Jesus, tác giả quan tâm trước hết đến ý nghĩa của nó; đôi lúc ông tỏ ra không kể gì đến thứ tự thời gian (4,16-30; 5,1-11; 24,51) hoặc địa lý (10,13-15; 13,34-35; 24,36-49); các đoạn riêng của Luke đều có ý nghĩa đặc biệt (1-2; 4,16-30;5,1-11…). Mối quan tâm hàng đầu của tác giả không phải là mô tả cho chính xác các sự kiện như đã xảy ra, mà là công bố cuộc đời Ðức Jesus, coi đó chính là lịch sử cứu độ. Thánh nhân tự trao cho mình bổn phận “giải mã” các biến cố, và ngài đã làm điều đó trong ánh sáng của truyền thống Giáo Hội. Công trình của ngài là của tác giả một sách Phúc Âm.

Ðộc giả được nêu tên là ông Theophilus, một nhân vật tượng trưng và cũng có thể là một nhân vật thiết thực. Dù sao, đó cũng là một nhân vật tiêu biểu cho những người Kitô hữu gốc ngoại giáo và theo văn hóa Hy Lạp. Có nhiều bằng chứng yểm trợ cho lời xác quyết này như văn từ, những lời giải thích về địa dư nước Palestine (1,26; 2,4; 4,31; 8,26; 23,51; 24,13) và tập tục người Do Thái (1,9; 2,23-24.41-42; 22,1.7); sự ân cần đối với dân ngoại, những chỗ nhấn mạnh cho thấy Chúa Jesus phục sinh có thể xác thật sự (24,39-43), điều mà người Hy Lạp rất khó chấp nhận (Cv 17,33; 1Cr 15).

Như vậy, độc giả của Phúc Âm thứ ba là cả người trong đạo lẫn người ngoài đạo. Người trong đạo thì nhờ đọc Phúc Âm này mà thêm hiểu biết về Ðức Kitô và đạo lý của Người. Còn người ngoài đạo thì, nếu đọc sách này với tinh thần vô tư và khách quan, sẽ nhận thấy Kitô giáo không phải là một phong trào chính trị hay một giáo phái dành cho một thiểu số, mà là một niềm tin “công giáo”, nghĩa là có thể truyền đạt đến cho mọi người ở khắp mọi nơi.

Sau cuộc giết hại các tín hữu vào năm 64 do bạo chúa Nêrô, nhiều người có thiên kiến và tỏ ra ác cảm với Kitô giáo. Nhưng nhờ đọc sách này, họ sẽ thấy rằng Ðức Kitô là người vô tội. Tính chất vô tội này đã được tổng trấn Philatô, viên toàn quyền của Rôma ở Palestine, xác nhận khi ông nói: “Ta xét thấy người này không có tội gì đáng chết”[43] .

2.3.4.            Bố cục:

[[Đề tặng cho Theophilus]] (1:1-4)

[[Thầy tế lễ Giacaria]] (1:5-25)

[[Công bố về sự ra đời của John the Baptist]] (1:26–45)

[[Truyền tin (Kinh thánh)|Thiên thần báo tin cho Maria]] (1:46–56)

[[John the Baptist]] (1:57–80; 3:1–20; 7:18-35; 9:7–9)

[[Bài ngợi ca của Giacaria]] (1:68-79)

[[Cuộc thống kê dân số của Quirinius]] (2:1-5)

[[Sự giáng sinh của Chúa Jesus]] (2:6–7)

[[Các mục đồng chiêm bái Chúa]] (2:8–20)

[[Lễ dâng hiến và cắt bì tại đền thờ]] (2:21–40)

[[Bài ngợi ca của Simêôn]] (2:29-32)

[[Lạc mất tại đền thờ]] (2:41-52)

[[Chúa chịu báp-têm|phép rửa]] (3:21–22)

[[Gia phả Chúa Jesus]] (3:23–38)

[[Chúa bị cám dỗ]] (4:1–13)

[[Tin mừng ]](4:14–15)

[[Chúa bị quê hương chối từ]] (4:16–30)

[[Capernaum]] (4:31-41)

[[Hành trình truyền giảng tại Gallile]] (4:42–44)

[[Chúa gọi Simon, Giacôbê và John]] (5:1–11)

[[Chúa chữa người cùi và bại liệt]] (5:12-26)

[[Chúa gọi Matthew]] (5:27–32)

[[Dụ ngôn Rượu mới bình cũ, Vấn đề kiêng ăn]] (5:33–39)

[[Bứt lúa trong ngày Sabbath]] (6:1–11)

[[Mười hai Sứ đồ]] (6:12–16; 9:1–6)

[[Bài giảng trên núi]] (6:17–49)

[[Phép lạ của Chúa Jesus]] (7:1-17)

[[Chúa được xức dầu]] (7:36–50)

[[Những nữ môn đệ của Chúa]] (8:1–3)

[[Dụ ngôn Người gieo giống]] (8:4-8,11–17)

[[Mục đích của những dụ ngôn]] (8:9-10)

[[Muối, Ánh sáng]] (8:16–18; 11:33; 14:34–35)

[[Quở sóng gió]] (8:22–25)

[[Đuổi bầy quỷ]] (8:26–39)

[[Chữa lành cho con gái người cai nhà hội]] (8:40-56)

[[Hóa bánh cho 5000 người ăn]] (9:10–17)

[[Peter xưng nhận Chúa]] (9:18–20)

[[Con Người]] (9:21–25, 44–45, 57-58; 18:31–34)

[[Sự tái lâm]] (9:26-27)

[[Chúa hóa hình]] (9:28–36)

[[Chữa lành cho bé trai bị quỷ nhập]] (9:37-43)

[[Người đầu trở nên cuối và người cuối trở nên đầu ]](9:46-48)

[[Thái độ đối với Chúa]] (9:49–50)

[[Hành trình về Jerusalem]] (9:51)

[[Người Samari khước từ Chúa]] (9:52–56)

[[Hãy để người chết chôn người chết]] (9:59-60)

[[Đừng nhìn lại phía sau]] (9:61-62)

[[70 môn đồ]] (10:1-24)

[[Nguyền rủa Chorazin, Bethsaida, Capernaum]] (10:13-15)

[[Ca ngợi Chúa Cha]] (10:21-24)

[[Đại Mạng Lệnh]] (10:25-28)

[[Dụ ngôn Người Samaria nhân lành]] (10:29–37)

[[Viếng thăm gia đình Ladarô]] (10:38-42)

[[Bài cầu nguyện của Chúa]] (11:1–4)

[[Bạn của bóng đêm]] (11:5–13)

[[Chúa và ma quỷ]] (11:14–22,8:19–21)

[[Thái độ đối với Chúa]] (11:23)

[[Quỷ nhập]] (11:24–26)

[[Nghe và làm]] (11:27-28)

[[Thần học về câu chuyện Giôna]] (11:29–32)

[[Ham mê vật chất, Mắt và ánh sáng]] (11:34-36)

[[Quở trách người Pharisêu và các kinh sư]] (11:37-54)

[[Che giấu hay bày tỏ]] (12:1-3)

[[Kính sợ ai]] (12:4-7)

[[Tội lỗi không bao giờ được tha]] (12:8-12)

[[Tranh chấp quyền thừa kế]] (12:13-15)

[[Dụ ngôn Người giàu ngu dại, chim trời và thiên đàng ]] (12:16-32)

[[Bán hết gia tài]] (12:33-34)

[[Dụ ngôn Người quản gia bất lương]] (12:35–48)

[[Mang gươm giáo không mang hòa bình]] (12:49–53; 14:25–27)

[[Biết thời điểm]] (12:54-56)

[[Dàn xếp với người tố cáo]] (12:57-59)

[[Ăn năn hay bị hư mất]] (13:1-5)

[[Dụ ngôn Cây vả không ra trái]] (13:6-9)

[[Chữa lành phụ nữ  trong ngày Sabbath]] (13:10-17)

[[Dụ ngôn Hạt cải và dụ ngôn Men trong bột]] (13:18–21)

[[Dụ ngôn Cửa hẹp]] (13:22–30)

[[Thương tiếc Jerusalem]] (13:31-35)

[[Chữa lành người bệnh thủy thủng]] (14:1-6)

[[Dụ ngôn Tiệc cưới, chiến tranh, dụ ngôn Chiên lạc mất, dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất, dụ ngôn Đứa con hoang đàng, dụ ngôn người quản gia bất lương]] (14:7–16:9)

[[Chúa và vấn đền tiền bạc]] (16:13)

[[Bổ sung luật pháp]] (16:16-17)

[[Vấn đề ly dị]] (16:18)

[[Dụ ngôn Lazarus và Phú ông]] (16:19-31)

[[Nguyền rủa những người gài bẫy kẻ khác]] (17:1-6)

[Dụ ngôn Ông chủ và đầy tớ]] (17:7-10)

[[Chữa lành 10 người phong]] (17:11-19)

[[Sự tái lâm]] (17:20-37)

[[Dụ ngôn quan tòa bất chính, dụ ngôn người Pharisee và người thu thuế (18:1-14)

[[Ban phước cho trẻ em]] (18:15-17)

[[Người giàu và sự cứu rỗi]] (18:18-30)

[[Chữa lành người mù]] (18:35–43)

[[Xa-chê]] (19:1-10)

[[Dụ ngôn Những nén bạc]] (19:11–27)

[[Vào Jerusalem]] (19:28–44)

[[Chúa và những người đổi tiền]] (19:45–20:8)

[[Dụ ngôn Những tá điền sát nhân]] (20:9–19)

[[Trả lại cho Xêda vật gì của Xêda]] (20:20–26)

[[Sự sống lại]] (20:27–40)

[[Đấng Cứu Thế và vua Đa-vít]] (20:41-44)

[[Trách những thầy giáo luật]] (20:45-47)

[[Bài học về sự dâng hiến của một góa phụ nghèo]] (21:1-21:4)

[[Ngày tận thế]] (21:5–38)

[[Judas Iscariot]] (22:1–6)

[[Tiệc thánh]] (22:7–23)

[[Ai lớn hơn?]] (22:24-27)

[[12 ngôi đoán xét]] (22:28-30)

[[Peter chối Chúa]] (22:31–34, 54–62)

[[Hai thanh gươm]] (22:35-38)

[[Chúa bị bắt]] (22:39–53)

[[Chúa bị người Do Thái xử tại dinh Thượng tế]] (22:63–71)

[[Chúa bị Philatô xử] (23:1–5, 13–25)

[[Chúa bị vua Herod Antipas xử]] (23:6–12)

[[Sự chết và sự sống lại của Chúa]] (23:26–49)

[[Giô-sép, người Arimathê]] (23:50–56)

[[Mộ trống]] (24:1–12)

[[Chúa Phục Sinh hiện ra cho hai môn đệ trên đường, và sau đó với các môn đệ]] (24:13–43)

[[Đại Mạng Lệnh]] (24:44–49)

[[Chúa thăng thiên]] (24:50–53)

2.4.                    Sách Phúc Âm John:

2.4.1.            Tác giả:

Theo truyền thống, tông đồ John, con ông Zebedee và em ông James, đã viết sách Phúc Âm thứ IV. Cuối thế kỷ thứ II, vào năm 180, thánh  Irenaeus (trong cuốn Adversus Haereses III,1,1) Quy điển của Muratori (165-185), ông Cơlêmentê thành Alêxanria (qua đời vào 211-216) đã quả quyết điều đó. Sách Phúc Âm thứ IV không ghi tên tác giả.

Trong chương 21 câu 20 sách này nói đến “người môn đệ Ðức Jesus thương mến”. Cũng trong chương 21 câu 24 nói “chính môn đệ này làm chứng về những điều đó (= những sự kiện kể trong John) và đã viết ra”.

Người môn đệ ấy là ai? Trong bữa Tiệc Ly, người môn đệ ấy để đầu tựa vào lòng Ðức Jesus (Ga 13,23). Ông đứng gần thập giá, khi Jesus giao phó thân mẫu cho mình (Ga 19,26). Sáng sớm Chúa Nhật Phục Sinh, ông và ông Peter chạy ra mộ (Ga 20,2.3.4.8). Ở trên bãi biển hồ Tibêria, ông nhận ra Jesus trước các môn đệ khác (Ga 21,7); ông là đối tượng của cuộc nói chuyện giữa Jesus và ông Peter (Ga 21,20-23).

Chắc chắn “người môn đệ Chúa Jesus thương mến” phải là một Tông Ðồ, vì dựa vào các sách Phúc Âm Nhất Lãm chúng ta thấy: chỉ có các Tông Ðồ mới có mặt trong bữa Tiệc Ly. Theo cách diễn tả của John, người môn đệ đó thuộc nhóm ba môn đệ thân tín của Ðức Jesus. Môn đệ đó không phải là ông Peter, vì ông Peter ở gần bên ông ấy mấy lần (Ga 13,23-24; 20,2-4.6.8-10; 21,20-23). Môn đệ đó cũng không phải là ông James đã chịu tử đạo vào năm 44[44] , còn môn đệ đó thì lại sống khá lâu theo Ga 21,20-23. Như thế, có lẽ phải kết luận rằng môn đệ đó chính là Tông đồ John.

2.4.2.            Bối cảnh ra đời:

Đa phần các học giả công nhận rằng thánh John đã viết Phúc Âm tại Ephesus này. Nhưng cũng có vài nhân vật như thánh Eprem, ông Tatianô… lại chủ trương: Antiôkhia, xứ Cyprus, mới là nơi soạn thảo[45]. Dĩ nhiên, thánh John đã rao giảng tại Antiôkhia. Nhưng theo truyền thống, ngài đã qua giai đoạn sau cùng trong cuộc đời, một giai đoạn khá dài, tại Ephesus. Có lẽ vì lý do đó, chung chung người ta đã chọn Ephesus hơn là Antiôkhia.

Bởi vì sách Phúc Âm thứ IV không phải chỉ có một tác giả duy nhất, nên chắc phải phân biệt như sau: 1) những phần của chính thánh John đã được soạn thảo tại Ephesus; 2) còn về các phần khác do (các) soạn giả và các môn đệ của thánh John soạn thảo, thì khó mà xác định được là ở Ephesus hoặc ở nơi khác.

2.4.3.            Đặc tính cơ bản:

Như ba sách Phúc âm Nhất lãm, Phúc âm John viết về những việc làm và lời dạy dỗ của Chúa Jesus (Jesus). Tuy nhiên, khác với những sách trên, Phúc âm John nhấn mạnh đến khía cạnh thần học và có nhiều đặc điểm hơn. Mục đích của sách được ghi rõ ở phần kết luận (20:30-31): “Những điều này được viết ra để các ngươi tin rằng Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế, là Con Đức Chúa Trời; và bởi đức tin mà được sự sống trong danh Ngài.”

Theo quan điểm thần học Ba Ngôi, trong bốn sách Phúc âm, Phúc âm John trình bày tuyệt đỉnh của niềm tin Cơ-đốc. Sách công bố Chúa Jesus là Đức Chúa Trời. So với các Phúc âm Nhất lãm, Phúc âm John nhấn mạnh đến công tác cao cả của Chúa Jesus là cứu chuộc nhân loại hơn là làm những công việc bình thường trên đất như giảng dạy, đuổi quỷ (không được nhắc đến) hoặc an ủi người nghèo.

2.4.4.            Bố cục:

[[Chúa Jesus nhập thể làm người]] (1:1-18)

[[John the Baptist]] (”John the Baptist”) (1:19-28,3:22-36)

[[Chiên Con của Đức Chúa Trời]] (1:29-34)

[[Gọi Thánh Peter|Simon]], Thánh Anrê|Anrê]], Philípphê và Nathanaen]] (1:35-51)

[[Tiệc cưới Cana]] (2:1-12)

[[Chúa Jesus và những người đổi tiền]] (2:13-25)

[[Nicôđêmô người [[Pharisee]] (3:1-21)

[[John]] 3:16

[[Trở lại Galilee ngang qua Samaria]] (4)

[[Hồ Bethesda, Thẩm quyền của Chúa Jesus]] (5)

[[Sự phục sinh]] (5:24-29)

[[Hóa bánh cho 5000 người]] (6:1-15)

[[Đi trên mặt nước]] (6:16-21)

[[Bánh hằng sống]] (6:22-59)

[[Sự tái lâm]] (6:39-40,44,54,11:24,12:48)

[[Nhiều người bỏ Chúa]] (6:60-71)

[[Những anh em của Chúa]] (7:1-9)

[Lễ Lều]] (7:10-44)

[[Những lãnh đạo[Pharisee vô tín]] (7:45-52)

[[Xử phụ nữ ngoại tình]] (7:53-8:11)

[[Chúa Jesus là ánh sáng của thế giới]] (8:12-20)

[[Nơi Ta đi, các ngươi không đến được]] (8:21-30)

[[Chân lý làm cho các ngươi được tự do]] (8:31-38)

[[Cha các ngươi là quỷ]] (8:39-47)

[[Chúa Jesus tồn tại trước Abraham]] (8:48-59)

[[Người mù được sáng]] (9)

[[Dụ ngôn Vị mục tử nhân lành]] (10:1-21)

[[Chúa bị người Do Thái chối từ]] (10:22-42,12:37-43)

[[Lazarus sống lại]] (11:1-44)

[[Trở về Iudaea|Giuđêa]] (11:7)

[[Chúa khóc]] (11:35)

[[Âm mưu giết Chúa]] (11:45-57)

[[Chúa được xức dầu]] (12:1-8)

[[Âm mưu giết Lazarus]] (12:9-11)

[[Lễ Lá|Vào Jerusalem]] (12:12-19)

[[Con Người]] (12:20-36)

[[Ngày Phán xét Cuối cùng]] (12:44-50)

[[Tiệc Thánh]] (13:1-30)

[[Hãy yêu thương nhau]] (13:31-35)

[[Peter chối Chúa]] (13:36-38,18:15-18,25-27)

[[Chúa Jesus là Con Đường duy nhất đến cùng Chúa Cha]] (14:1-14)

[[Lời hứa về Đấng An Ủi]] (14:15-31,15:18-16:33)

[[Chúa Jesus là gốc nho thật]] (15:1-17)

[[Bài cầu nguyện của Chúa]] (17)

[[Mong cho họ hiệp nhất]] (17:21)

[[Chúa bị bắt]] (18:1-11)

[[Chúa bị người Do Thái xử tại dinh thượng tế]] (18:12-14,19-24)

[[Chúa bị Pilate xử]] (18:28-19:16)

[[Sự khổ nạn, sự chết và sống lại của Chúa]] (19:17-37)

[[Giuse, người Arimathea]] (19:38-42)

[[Mộ trống]] (20:1-10)

[[Chúa xuất hiện sau khi sống lại]] (20:11-18)

[[Đại Mệnh lệnh]] (20:19-23)

[[Tông đồ Tôma hoài nghi (20:24-29)

[[Phụ lục]] (20:30-31)

[[Bắt 153 con cá]] (21:1-14)

[[Lời tiên tri về sự khổ nạn của Peter]] (21:15-19)

[[John, Tông đồ Thánh sử|John, Môn đồ Chúa yêu]] (21:20-25)

 

 

KẾT LUẬN:

Sách Phúc âm là một trong những văn bản quan trọng trong niềm tin Kito Giáo và người Kito hữa. Dù là góc độ lịch sử hay góc độ niềm tin thì sách Phúc Âm luôn là chỗ dựa chủ yếu để tìm hiểu con người và sự nghiệp của Chúa Jesus. Hiện lưu hành bốn sách Phúc âm đã được ghi lại bởi các tác giả Matthew, Mark, Luke và John và có nhiều chi tiết trong các sách Phúc âm trùng lặp nhau về ý nghĩa lẫn nội dung trình thuật.

Cần lưu ý là đã tồn tại nhiều sách Phúc âm do các môn đệ của Chúa Jesus ghi chép. Bốn sách Phúc âm nói trên đã được lựa chọn và soạn ra trong quá trình dài gắn liền với lịch sử Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Có thể thấy rằng, sự tranh cãi về giá trị lịch sử của bốn sách Phúc Âm đã và vẫn còn dai dẳng trong cộng đồng các nhà nghiên cứu và đến nay vẫn chưa thống nhất được nhiều.

Nội dung trong mỗi sách Phúc âm được trình bày như kể chuyện theo trình tự thời gian từ khi sinh thành Đức Chúa cho đến khi ông bị đóng đinh lên thập tự giá, rồi phục sinh và biến mất khỏi trần thế. Thường người ta cho rằng, khi xem xét các chi tiết nội dung của sách Phúc âm không nhất thiết lúc nào cũng dựa máy móc vào câu chữ cụ thể mà phải phát hiện ra ý nghĩa ẩn chứa sau ngôn từ. Điều đáng chú ý là rất nhiều chi tiết về khía cạnh luân lý được đưa ra trong các sách Phúc âm cũng đã có mặt trong những kinh sách cổ đại hơn như Upanishad, kinh Phật, Đạo Đức Kinh…

Một điều không thể không lưu ý rằng, giọng văn lẫn nội dung của sách Phúc Âm không hề là cuốn sách lịch sử hay khoa học đơn thuần. Cho nên việc bám vịn vào nội dung của sách Phúc Âm để lên án hay chỉ trích thậm chí ca ngợi một vấn đề nào đấy phải cực kì thận trọng và phải liên kết, đối chiếu lại bối cảnh lịch sử lẫn tình huống câu chuyện trong mạch văn ấy.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

Sách:

Jean-Baptiste Duroselle và Jean-Marie Mayeur ( Trần Chí Đạo dịch), 2004, Lịch sử đạo Thiên Chúa, NXB Thế Giới.

Hoàng Tâm Xuyên, 2011, Mười Tôn Giáo lớn trên thế giới, NXB. Chính trị quốc gia.

Nguyễn Thế Thuấn (Lm), 1969, Tân Ước, Nhà sách Đức Mẹ.

Viện Văn học thế giới, 2008, Lịch sử văn học thế giới , tập 1 (bản dịch tiếng Việt), NXB Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

Tài liệu mạng:

An Sơn Vị (Lm), 1996, Chú giải Tân Ước theo TOB (dịch), Bản Online trên Catholic Online[46]

Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh Tân Ước (bản dịch Việt ngữ), Bản Online trên Catholic Online[47]

Phan Tấn Thành (Lm), 1997, Về nguồn – Lịch sử Giáo Hội, Bản Online trên Giáo Phận Nha Trang[48]

Tài liệu Tiếng Anh:

Kinh Thánh Tân Ước ( Anh ngữ), Bản Online trên Bible Gateway[49]

Helmut Koester, 1990, Ancient Christian Gospels: Their History and Development, ISBN: 0-334-02450-1, Bản Online trên Scholar Google[50]


[1] Mc 1,15

[2] Rm 1,1-5

[3] Cv 10, 36-43

[4] http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/tob/tob1.htm

[5] Yn 20,30-31

[6] Xem thêm sách Tiên Tri Isaiah, Jeremiah

[7] Xem thêm Hoàng Tâm Xuyên, Mười tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2001.

[8] Xem thêm:

http://www.gotquestions.org/Sadducees-Pharisees.html

http://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/History/sadducees_pharisees_essenes.html

http://www.jewishencyclopedia.com/articles/12989-sadducees

[9] Mt 22, 23; Mc 12, 18-27; Cv 23, 8.

[10] Mt 9, 14; 12,1-14; 15, 1-9; 19, 1-9; Mc 7,5;

[11] http://www.jewishencyclopedia.com/articles/5867-essenes

http://www.essenespirit.com/who.html

[12] Lc 6,15; Cv 1,13

[13] Đọc thêm Tiểu dẫn Tin Mừng Nhất Lãm của Lm. Nguyễn Thế Thuấn; tác phẩm Về nguồn của Lm Phan Tấn Thành cuốn 1 và cuốn 2.

[14] Lc 1,1-4

[15] Mc 1,1;

[16] Tìm hiểu thêm về sách Phúc Âm của Thomas và Judas Iscariot

[17] Chữ này là chữ đầu của từ Quelle (Đức ngữ) do học giả Weiss đưa ra từ năm 1890. Đây là một giả thuyết cho rằng có một văn bản viết bằng tiếng Hy lạp bao gồm một sưu tập về logia (lời và dụ ngôn của Đức Giêsu) và rất ít về trình thuật như: Đức Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc, viên đại đội trưởng tại thành Capharnaum và các môn đệ của ông Jean-Baptist. Các nhà chuyên môn thường coi tài liệu này gần giống như Tin Mừng Thomas, trong đó cũng chỉ thấy những logia. Các nhà chú giải giả định Q là nguồn văn viết chứ không phải truyền khẩu, tại vì thứ tự các câu lấy ra từ Q thường theo nhau từng loạt dài.

[18] Tiếng Aramaic thuộc cận họ Semitic, nằm trong họ ngôn ngữ Phi-Á (Afroasiatic). Tiếng Aramaic là một phần trong nhóm ngôn ngữ tây bắc Semitic, trong nhóm này còn có các ngôn ngữ Canaanite như tiếng Hebrew và tiếng Phoenicia.

[19] Yn 13; Yn 17.

[20] Mc 2, 5-11

[21] Xem Mc 12, 13-17 để làm nổi bật giá trị là câu 17; Mc 2, 15-17 để làm nổi bật giá trị là câu 17

[22] Mt 8, 11-12

[23] Mt 10,3 so với Mc 3,18; Lc 6,15; Cv 1,13

[24] Mt 9,9; Mc 2,14

[25] Lc 5,27

[26] Lc 4, 27-29

[27] Papias thành Hierapolis

[28] Mt 26, 64

[29] Mt 28,18-20

[30] 1Pr 5, 13; Cv 12, 12.

[31] Cv 12,25; 13,5

[32] Cv 13, 13

[33] Cv 15,37-39

[34] Cl 4,10; Plm 24; 2Tm 4,11

[35] Cv 1,1-2

[36] Cl 4,14; Plm 24; 2Tm 4,11.

[37] Lc 4,1; 8,24.28.45

[38] Lc 5,5

[39] LC 7, 11-14

[40] Lc 5, 29 – 32

[41] Lc 19,43-44; 21,20.24

[42] Lc 1,1-4; 24,13-35

[43] Lc 23,4.15.22

[44] Cv 12,2

[45] Xem tiểu dẫn tin mừng Yoan của Lm. Nguyễn Thế Thuấn

[46] http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/tob/tob.htm

[47] http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/vnnewtes.htm

[48] http://gpnt.net/thuvien/lichsugh/venguon/venguon-index.htm

[49] http://www.biblegateway.com/versions/English-Standard-Version-ESV-Bible/

[50] http://goo.gl/Fcl3R

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

Zalo

Đăng ký