LỜI NÓI ĐẦU

Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình chính trị – xã hội của thế giới có nhiều biến động mà khu vực Arab bao giờ cũng là điểm nóng của vấn đề. Mọi mâu thuẫn giữa nội bộ các nước Trung Đông với nhau và mâu thuẫn giữa các nước Arab với các nước Âu – Mỹ luôn nổ ra và thu hút sự quan tâm cả cộng đồng thế giới. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra trong mối mâu thuẫn đó là về sự xung đột về tôn giáo, mà cụ thể là tôn giáo Islam của các quốc gia Arab này, có thể kể tên như Iraq, Iran, Afghanistan, Ai Cập, Libya, Syria….

Việt Nam tuy không nằm trong trào lưu xung đột ấy nhưng lại là một quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng nên có mọi thành phần tín đồ của tất cả tôn giáo, vì lẽ đó, việc xung đột tôn giáo bao giờ cũng nằm trong khả năng có thể xảy ra. Việc nhìn vào thực tại xung đột tôn giáo của thế giới phải dẫn đến việc nghiên cứu kĩ các tôn giáo trong quốc gia nên và phải là việc làm tất yếu.

Trong các tôn giáo hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Islam hay còn gọi là Islam giáo vẫn chưa được quan tâm và chú trọng nhiều như Kito Giáo hay Phật Giáo. Chính lẽ đó, tôi chọn đề tài này như đóng góp một phần công sức vào công tác học thuật về tôn giáo nói chung và Islam nói riêng giúp mọi người có cái nhìn tổng quát, đa chiều về tôn giáo Islam trên thế giới.

Trong bài viết này, nội dung chủ yếu không đi quá sâu vào từng chi tiết cụ thể của Islam mà chỉ là sự khảo lược sơ nét về lịch sử hình thành của Islam, về sự phân phái của Islam, về vài nét đặc trưng của các giáo phái Islam, đặc biệt là tìm hiểu về hai giáo phái lớn là Sunni và Shi’a.

Hạn chế của bài viết này là hạn chế về nguồn tư liệu tiếng Việt cũng như các nguồn tư liệu đáng tin cậy, bên cạnh đó là hạn chế về nghiên cứu thực tiễn cũng như hạn chế về thời gian nghiên cứu nên bài viết này chỉ dừng ở mức khái quát chung về Islam và các giáo phái của nó. Và hạn chế lớn nhất của bài viết này là việc chưa lí luận về sự xung đột giữa hai dòng phái Sunni và Shi’a.

 

 

  1. I.      Sơ lược lịch sử hình thành của Islam
  2. 1.                 Tổng quan:

Tôn giáo Islam ra đời từ bán đảo Arabian vào đầu thế kỉ VII. Tôn giáo Islam thường được gọi là Đạo Hồi hoặc Đạo Thiên Phương hoặc Đạo Thanh Chân, nhưng tên gọi phổ biến nhất vẫn là Đạo Hồi. Nhưng người Muslim[1] thích tôn giáo họ tôn thờ được gọi là Islam hơn là những cái tên khác.

Tín đồ Islam đến nay có số lượng đông thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau các tín đồ của Thiên Chúa Giáo và phổ biến phần lớn ở các khu Tây Á, Bắc Phi, Nam Á và Đông Nam Á, Tây Âu và Bắc Mỹ cũng có tín đồ ở khu vực này nhưng không đáng kể. Ở hơn hai mươi nước, Islam được qui định là quốc giáo.

 

 

 

  1. 2.                                         Lịch sử hình thành:

Islam được cho rằng khởi truyền từ một người tên Muhammad ( hay Mohammed). Muhammad sinh năm 570 xuất thân từ một gia đình quí tộc sa sút ở Mecca[2]. Năm 25 tuổi, ông làm thuê và kết hôn với một bà góa giàu có ở Mecca là Khadidja[3], từ đó cuộc sống của ông giàu có, ổn định và có điều kiện cho các hoạt động tôn giáo cũng như chính trị của ông sau này.

Tương truyền khi tuổi gần 40, với cuộc sống tạm an ổn, ông thường có vẻ trầm tư mặc tưởng, và hay đi đến núi Nur (núi “Ánh Sáng”) ở ngoại ô Mecca, vào động Hira[4] tham thiền nhập định theo lối tu khổ hạnh[5]

Tại đây, tương truyền Đấng ALLAH đã cử thiên sứ Gabriel đến khải thị cho ông về những điềm lành thông qua những câu kinh bắt ông học thuộc. Sau này, những tin lành này được kết tập lại thành Kinh Qur’an như ngày nay ta biết. Sau đấy, Muhammad bắt đầu đi truyền bá những lời dạy này cho những người thuộc thân thuộc gồm vợ ông, những người nô lệ ông thả tự do sau đấy là mọi người xung quanh Mecca và Islam bắt đầu được khai tỏa.

Trong thời kỳ đầu truyền giáo, Muhammad đã khuyên bảo mọi người từ bỏ việc sùng bái đa thần và sùng bái thờ tượng thần, đồng thời từ bỏ thuyết tam vị nhất thể của Thiên Chúa Giáo, yêu cầu mọi người thờ Đấng ALLAH là Đấng Tối Cao duy nhất. Bên cạnh đó, ông không ngừng tuyên giảng về ngày phán xét cuối cùng và sống lại sau khi chết, cảnh cáo các giáo phái đa thần nếu không thay đổi thì ngày phán xét sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Sự truyền bá này về mặt văn bản không quá xung đột với chế độ chính trị của Arab nhưng lại ảnh hưởng về quyền lợi kinh tế khi người dân đổ xô đem tiền của đi cúng bái ALLAH, mặt khác việc nổi tiếng bất ngờ của Muhammad có thể đã mang lại sự ganh tị với giới chính quyền lúc bấy giờ vì xuất thân Muhammad không hiển hách và quyền thế những lại được trọng vọng cao trong xã hội; vì thế Muhammad nhanh chóng bị sự đe dọa và phản đối của những người thuộc giai cấp thống trị hay tầng lớp quí tộc ở Mecca lúc bấy giờ. Điển hình là hai người bà con của Muhammad là ông Abu Jahil và ông Abu Lahab.

Năm 619, cả vợ và người bác đỡ đầu của Muhammad: Abu Talib qua đời khiến chỗ dựa và sự an toàn của ông không còn nhiều bền vững, nảy sinh nhu cầu trong Muhammad là rời bỏ Mecca. Tuy thế, ông vẫn truyền đạo được 13 năm ( 610-622) tại Mecca. Đến năm 622, trong phong trào đổi mới tôn giáo tại Yathrib, những người theo Islam ở Mecca đã di dời về đây, trong đó có Muhammad. Khi đến Yathrib ông đổi tên nơi đây là Medina. Sau này, sự kiện này được gọi với tên Hijra, và đánh dấu năm đầu tiên của Islam lịch cũng vào năm 622 này.

Medina lúc bấy giờ có hai bộ lạc Ả Rập chiếm đa số dân là bộ lạc Aus và bộ lạc Khajraz, và một thiểu số Do Thái với ba bộ lạc chính. Mỗi bộ lạc có một hoặc vài lâu đài, đồn lũy và đất cát cứ riêng. Các bộ lạc này vừa trải qua mấy năm chiến tranh với nhau và đều mong chờ một người đủ tài đức để hóa giải mối thù hằn này giữ các bên. Trong tình cảnh đó, Muhammad đã xuất hiện để thực hiện sứ mệnh đó. Ông hòa giải cuộc chiến tranh và bắt đầu cùng năm bộ tộc này soạn một bản hiến pháp, và định quy chế thành bang cho Medina[6].

Với vai trò nhà lãnh đạo của chính trị của Medina, Muhammad đã có những chính sách để gầy dựng thế lực quân sự cũng như tình hình chính trị ổn định tại nơi đây. Có thể kể đến như chính sách “ Muslim là anh em” nhằm xóa bỏ khoảng cách giữa người Muslim tại Medina và người Muslim di cư từ Mecca đến Medina, phá bỏ quan hệ huyết thống thị tộc của Medina trong quá khứ, liên minh đoàn kết với các thị tộc trong và ngoài Medina trên cơ sở tự do tín ngưỡng. Tất cả những phương pháp hay biện pháp này, Muhammad đều lấy cơ sở tín ngưỡng và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm. Trong một thời gian ngắn(622-624) Muhammad đã biến Medina thành một lực lượng ngang tầm với Mecca.

Tại đây, Muhammad cũng đã xây dựng lực lượng võ trang với khẩu hiệu “ Chiến đấu vì đạo của ALLAH”, hơn thế, còn cho phép những người chết trận được trực tiếp bước lên thiên đàng khiến người Muslim càng đánh càng hăng, đè bẹp được nhuệ khí của đối phương trong các trận chiến. Trong khoảng thời gian từ 624-627, Muhammad bắt đầu mở rộng thế lực bằng chiến tranh. Các hòa ước trước đây cùng các bộ lạc dị giáo hay Do Thái Giáo trước đây bị phá bỏ, Muhammad tiến hành các cuộc chiến tranh để thanh lọc giáo phái, cho phép gây ra các cuộc chiến tranh với các bộ tộc không tin vào ALLAH. Trong đó, không thể không nhắc đến hai cuộc chiến làm nên tên tuổi của Muhammad là trận Badr[7], trận Uhud[8] và cuộc chiến dưới đường hào[9].

Năm 628, một thủ lĩnh lớn của miền đông – vựa lúa mì của bán đảo Ả Rập – là Thumamah bin Uthal theo Islam và cấm bán thực phẩm đi Mecca. Kinh tế của Mecca cũng gần kiệt quệ vì phí tổn tổ chức trận Chiến Hào, nên Mecca bị nạn đói đe dọa. Muhammad bèn ra lệnh xuất công quỹ giúp đỡ một số người nghèo túng ở Mecca, bán thực phẩm cho Mecca, và để cho người của phe bảo thủ Mecca tự do đi ngang qua vùng kiểm soát của Medina để buôn bán với Syria và Palestine.

Sau một số cử chỉ tỏ thiện ý muốn hòa bình với Mecca, Muhammad cùng 1.400 người đi về Mecca với ý định hành hương, và không mang theo vũ khí. Phe bảo thủ Mecca dàn quân sẵn, và cử đại diện đến gặp ông tại đồi Hudaybiya. Họ ra điều kiện như sau:

  • Các tín đồ Islam không được viếng Mecca năm nay, mà chỉ được viếng năm tới, trong thời hạn tối đa 3 ngày.
  • Người nào từ Medina chạy đến Mecca, chính quyền Medina không được đòi lại. Ngược lại, người nào từ Mecca chạy đến Medina, chính quyền Medina phải giao trả nếu có cha hay chủ nhân ở Mecca đòi.
  • Hai bên đình chiến 10 năm. Không được đánh nhau trực tiếp, và cũng không được đánh nhau gián tiếp qua các đồng minh. Trong thời gian đó, mỗi bên có quyền đi ngang lãnh thổ của nhau.

Muhammad chấp thuận các điều kiện đó và ký kết hòa ước. Rồi ông trở về Medina. Năm sau, cuộc hành hương của ông và những người đồng hành đến Mecca diễn ra tốt đẹp. Hai bên đều theo đúng điều đã giao kết tại Hudaybiya[10].

Năm 630 có bộ lạc Banu Bakr đồng minh của Mecca đánh nhau với bộ lạc Khuza’ah đồng minh của Medina. Phe bảo thủ Mecca giúp bộ lạc Banu Bakr. Muhammad coi là họ đã xé bỏ hòa ước Hudaibiya qua hành động đó, nên chuẩn bị hưng binh, nhưng giữ bí mật không nói là sắp đi đâu. Thủ lĩnh phe bảo thủ Mecca là ông Abu Sufyan lo ngại, đích thân đến Medina điều đình, nhưng bị giữ lại không cho về. Muhammad đem 10.000 quân đến Mecca. Phe bảo thủ Mecca hoang mang vì năm trước hai tướng giỏi nhất của họ là Khalid bin Walid và Amr bin Al Ass đã bỏ đi Medina theo Islam. Nay lại không có thủ lĩnh Abu Sufyan quyết định, nên đa số ngồi im không kháng cự. Vì thế, Muhammad tiến vào Mecca mà không tốn giọt máu nào, sau khi vào thành, ông hô lớn: “ Chân lý đã đến đây rồi, hư vọng đã bị tiêu diệt: hư vọng quả thật là dễ dàng bị tiêu diệt”[11]

Sau khi chiếm được Mecca, Muhammad cho tiến hành xóa bỏ chế độ đa thần nơi đây để thay bằng chế độ độc thần Islam. Bên cạnh đó, ông tiến hành chính sách nhân đạo tha bổng tất cả tù binh chiến tranh và các lực lượng đối lập Mecca. Điều này giúp uy thế của Muhammad càng lừng lẫy và việc qui tụ dưới ngọn cờ Islam của mọi người dân Arab càng nhanh chóng và rộng rãi.

Năm 632,  Muhammad về Mecca hành hương lần cuối. Ngày 9 tháng 12 lịch Arab, theo nghi thức hành hương, các tín đồ quy tụ ở đất Arafat, ngoại ô Mecca, để cầu nguyện. Tại đây, ông tuyên bố đã hoàn thành được sứ mệnh truyền đạo Islam đã hoàn tất. Lịch sử ghi nhận sự kiện này là “Từ triều” của Muhammad, và từ buổi triều bái này, các lễ triều bái trở thành khuôn mẫu cho các lễ triều bái của người Muslim về sau.

Sau khi trở về Medina từ buổi triều bái này, Muhammad lâm bệnh và ngày 8 tháng 6 năm 632 ông mất và được an táng tại Medina.

 

 

  1.    II.            Sự phân chia các giáo phái trong Islam:

 

Muhammad không những là nhà hoạt động tôn giáo vĩ đại mà còn là nhà hoạt động kiệt xuất trong sự nghiệp của mình, thế nhưng sau khi ông qua đời, đối vấn đề người kế nghiệp, ông đã không di chúc lại một cách rõ ràng. Và kể từ đây, yếu tố này đã trở thành nguyên nhân chính làm nên phân chia giáo phái trong nội bộ Islam đến ngày nay.

  1. 1.                 Kharijite[12]

Đây là giáo phái được xem là hình thành chính thức sớm nhất của Islam trong lịch sử.

Sau khi Muhammad qua đời, bởi không có con nối dõi và có di chúc cụ thể nên trong nội bộ thượng tầng Islam đã có sự tranh giành quyền lực gay gắt. Cuối cùng, thông qua tuyển lựa, bốn đệ tử được mọi người trọng vọng nhất được đưa lên làm Caliphs[13] là Abu Bakr[14] (632-634), Umar[15] (634-644), Uthman[16] (644-656), Ali[17] (656-661).

Trong đó, Uthman được mô tả như một người chỉ dựa vào người thân, nhu nhược, bất tài nên dẫn đến sự bất mãn của đa số cộng đồng Islam. Những người này đa số thuộc tầng lớp dưới và ủng hộ con rể đồng thời là em họ của Muhammad là Ali (Ali ibn Abi Talib). Sau khi Uthman, Ali được tôn làm Caliphs và dời trung tâm thống trị về Iraq[18]. Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của Islam[19], không giống như người tiền nhiệm, những người duy trì kỷ luật với một bàn tay sắt, Uthman là ít nghiêm ngặt với người dân mà tập trung vào gầy dựng kinh tế. Dưới thời Uthman, người dân có cuộc sống thịnh vượng, và được tự do chính trị hơn. Không có một thiết chế chính trị nào hoạt động hiệu quả và trong bối cảnh này, các bộ lạc tiền Islam đã bị dẹp loạn trước đó lại nổi dậy một lần nữa. Vậy chính sách khoan dung của Uthman, đã lợi dụng các quyền tự do và trở thành một vấn đề nhức nhối cho nhà nước mà đỉnh điểm của nó là vụ ám sát Uthman.

Sau khi Ali lên nắm quyền Caliphs thì nhiều nhân vật thuộc tầng lớp trên mượn cớ Ali liên quan vụ ám sát của Uthman, độc lập có, liên minh với quả phụ của Muhammad là Asai đem quân chống lại Ali. Trận chiến nổi bật nhất của Ali giai đoạn này được xem là “ Chiến dịch lạc đà”. Cũng trong bối cảnh này, tộc người Umayyads[20] với sự lãnh đạo của Muawiya với danh nghĩa báo thù cho Uthman đã nổi dậy hòng lật đổ Ali. Muawiya không thừa nhận Ali là Caliphs mà cho rằng mình có quyền kế nhiệm danh dự này. Tháng 7 năm 657, hai bên đã tiến hành cuộc quyết chiến, tuy nhiên phe Muawiya đã chủ động buộc Kinh Qur’an trên vũ khí để đình chiến và thương lượng. Cuộc thương lượng kết thúc rất bất lợi cho Ali, dẫn đến một bộ phận trong đội quân của Ali – đội quân vốn có ưu thế quân sự hơn –  đã bất mãn với kết quả trên mà tiến hành li khai thành lập giáo phái Kharijite hay Khawarij[21].

Kharijite dẫu xuất phát từ việc ủng hộ Ali nhưng sau khi li khai, họ chủ trương danh dự Caliphs phải được bầu công khai, không phân biệt dân tộc hay xuất thân chỉ cần trung thành, công minh chính trực, trí tuệ dũng cảm là có thể được nhận danh dự này. Caliph có thể bị lật đổ nếu vi phạm bất kì tội lỗi nào được qui định trong kinh Qur’an

Việc các Kharijites luôn quấy rối, khủng bố các chính phủ Islam được xem là một vấn đề thù địch cá nhân hơn là do niềm tin tôn giáo của họ. Khārijites đặt mình chống lại những tuyên bố người ủng hộ dòng chúa chánh thống (chức quốc vương của nước hồi giáo) của bộ tộc Quraysh (trong số Sunnites) và con cháu Ali (giữa các Shi’a). Về quan điểm dân chủ của mình, Khārijites qui tụ các thành viên là những người không hài lòng với các cơ quan chính trị và tôn giáo hiện tồn. Tuy nhiên bên cạnh tư tưởng dân chủ thể hiện trong việc bầu cử Caliphs, các Kharijites còn được xem là phái bảo thủ[22] và cuồng tín. Bỏ đạo Islam được gọi là tội lỗi lớn nhất của bất kì Muslim nào. Cuộc sống xa hoa, âm nhạc, hay bất kì thú vui nào thậm chí lấy cả vợ lẻ mà không có sự đồng ý của những người vợ hiện tại đều bị cấm. Quan hệ hay hôn nhân trong nội bộ dòng tộc hoặc cộng đồng Muslim đều được khuyến khích mạnh mẽ. Người Kharijites từ chối mọi lí thuyết nào về sự công chính Islam mà thiếu tính thực hành[23], và sự giải thích Kinh Qur’an phải dựa trên nghĩa đen của nó [hàm ý cấm suy diễn sâu xa, bịa đặt ý nghĩa].[24]

Năm 661, các thành viên của Kharijite đã ám sát Ali thành công và vô tình đẩy Muawiya lên đảm nhận chứ Caliph. Trong thời kì triều Uamayyads, phái Kharijite nhiều lần tiến hành các cuộc khởi nghĩa võ trang nhưng đều bị các Caliph dập tắt. Phái này dần phân hóa thành các phái nhỏ hơn như Surfri, Azraqi, Ibadi. Đến thời này, giáo phái đã sút kém nhưng tư tưởng dân chủ phản đối ách thống trị của các chính quyền Islam đương đại vẫn có ảnh hưởng nhất định trong đời sống người dân Muslim.

  1. 2.     Kalam

Giáo phái Kalam không như những giáo phái khác của Islam, nó không xuất phát từ nguyên nhân chính trị. Kalam hay còn gọi là ʿIlm al-Kalām là một lãnh vực triết học Islam, mục đích là hướng tới nguyên tắc thần học bằng phương pháp biện chứng, tức là Kalām trong thực tế là các cách thức tìm kiến các kiến thức thần học Islam thông qua việc tranh luận thậm chí tranh cãi[25]. Không có nhiều chứng cứ lịch sử hay tài liệu rõ ràng nào cho thấy về nguồn gốc khởi đầu của trường phái này, nhưng tương truyền nó được bắt đầu từ sự khơi mào của al-Hasan al-Basri (642-728) bàn về vấn đề tiền định [của ý thức] (jabr) và vấn đề tự do [của ý thức] (ikhtiyar), ngoài ra còn về chủ đề Công lý tối thượng. Về sau, còn có các nhân vật có tầm ảnh hưởng trong giới Muslim bàn về vấn đề này như Ma’bad al-Juhani (?- 699) and Ghaylan al-Dimashqi (?-723) với lập trường bảo vệ tính tự do ý thức con người và cả tính tự do của con người. Sau này, vấn đề này chia Kalam ra hai tông phái chính, nhóm bảo vệ cho sự thiên định con người gọi là “jabriyyah” hay “Asha’irah”, nhóm bảo vệ cho sự tự do của con người gọi là “qadariyyah” hay “Mu’tazilah”.

ʿIlm al-Kalām là một khoa học trong Islam. Nó tập trung bàn luận, giảng giải, bảo vệ về các niềm tin và giáo lí cơ bản của Islam để người Muslim dựa vào nó mà củng cố niềm tin của mình.Các học giả Islam phân chia giáo lý Islam thành ba phần:

  • Giáo lý (‘aqa’id):  là những điều mà người Muslim phải thông hiểu và tin tưởng, chẳng hạn như “ chỉ có một Thiên Chúa duy nhất”, “ tính thiêng liêng và toàn năng của Thiên Chúa”…Tuy nhiên, giữa các giáo phái Islam có sự khác biệt lẫn nhau về những đức tin cơ bản dẫu rằng có những niềm tin chung và bất biến.
  • Điều răn (akhlaq): là các mệnh lệnh và sự truyền dạy liên quan đến linh hồn và đạo đức con người như công lý, sự kính sợ Thiên Chú (taqwa), lòng dũng cảm, sự thanh khiết giản dị, trí tuệ, sức chịu đựng, lòng trung thành, trung thực, sự tin cậy,….tất cả những cái này đều quy định “tính” mà con người cần phải đạt đến theo lời răn của Thiên Chúa
  • Giới luật (ahkam): là sự qui định sự thực hành và cách thực hành đúng đắn của một người Islam đối với Thiên Chúa như cầu nguyện (Salat), ăn chay (sawm), hành hương (Hajj), thánh chiến (Jihad), “al- ‘amr bil ma’ruf wa al-nahy ‘an al-munkar”, mua bán, thuê mướn, hôn nhân, ly dị, chia thừa kế……

Tuy nhiên, ʿIlm al-Kalām cũng hứng chịu nhiều sự chỉ trích của các tín đồ Muslim[26]. Vì người Muslim cho rằng Thánh Kinh Qur’an đặt mọi nền tảng của đức tin và niềm tin lên trên hẳn lí trí hay mọi sự lí luận nào, bên cạnh đó việc phụ thuộc vào lí trí [phụ thuộc mang tính nô lệ] sẽ không đủ sức cho việc tin tưởng và thông suốt những giáo lí Islam cơ bản. Theo đó, mọi sự hoài nghi về giáo lí cơ bản hay giáo điều cơ bản phải đưa đức tin trở về tính hợp lí của nó. Ví dụ như niềm tin Thiên Chúa là duy nhất phải được công nhận là tuyệt đối đúng và hợp lí tính. Vì thế, việc Kalam bắt đầu diễn giải và tranh luận về Thánh Kinh Qur’an là một điều không thể chấp nhận.

Chính vì thế, Caliph Al-Qadir (?-1931) công bố sắc lệnh “ Tín điều Islam” và đặt trường phái Mu’tazilah ra khỏi vòng pháp luật. Ông nghiêm cấm, không cho phép đặt bất kì câu hỏi nào hoài nghi về tính tối thượng của đấng ALLAH, nên trong giai đoạn này, Kalam đã rời bỏ trào lưu triết học cổ điển mà quay lại với thần học nhằm tiếp tục bảo vệ niềm tin về đấng ALLAH. Đến thế kỉ XV, trào lưu triết học Kalam suy vong. [27]

  1. 3.                 Sufi:

Theo các tài liệu thông thường[28], cho rằng Sufi là một giáo phái hay trường phái của Islam giáo tương đương Sunni, Shi’a, Kalam hay Kharijite nhưng theo một thông tin khác[29], Sufi là quan điểm hay chiều kích trong nội tại một giáo phái trong Islam, nghĩa là nó có cả trong Sunni, Shi’a hay bất kì một giáo phái Islam nào. Nhưng dù là thế nào, người theo phái Sufi thường được mô tả như mặc áo lông cừu dệt thô, biểu thị sự chất phác, sống theo lối khổ hạnh, cấm dục, vứt bỏ lợi ích vật chất giàu có, đi du ngoạn và khất thực dọc đường và sống bằng sự bố thí của người khác[30].

Điều này, cũng có thể bắt gặp ở một số thông tin khác khi cho rằng, từ Sufi có thể xuất phát từ một trong hai từ nguyên ṣafā (صَفا), trong tiếng Arab có nghĩa là “thanh khiết” và một từ khác là ṣūf (صُوف) nghĩa là “len”[31]; và sự kết hợp cả hai từ nay theo ý của al-Rudhabari khi cho rằng: “ Người Sufi là người mặc len thô để biểu trưng sự thanh khiết”[32]

Về nguồn gốc, Sufi có thể ra đời vào cuối thế kỉ VII và đầu thế kỉ VIII. Lúc này dựa vào sự thắng lợi của các Caliph trong các cuộc chiến tranh mở rộng quốc gia, sự phân hóa giàu nghèo lẫn giai cấp xã hội ngày càng rõ nét và sâu sắc, một bộ phận Muslim cảm thấy chán ngán trước cuộc sống vinh hoa thế tục nên muốn tìm sự siêu thoát nơi lối tu tập khổ hạnh, cấm dục để cầu xin sự an ủi và giải thoát về mặt tinh thần.[33] Trong khi hầu hết người Muslim đều tin rằng, họ có thể đến được với đấng Thiên Chúa tại nơi thiên đàng sau khi chết và sau ngày phán xử cuối cùng, thì người Sufi lại tin rằng con người đã có thể đến với Thiên Chúa bằng lối sống thừa nhận tính thánh linh của Thiên Chúa tại nơi cuộc sống trần tục, vì thế, họ dành hầu hết thời gian của mình để trải nghiệm điều này và sống một đời sống thoát tục ngay tại thế giới trần tục.

Sau thế kỉ IX, Sufi lấy Iraq và Syria làm trung tâm bắt đầu truyền bá tư tưởng ra khắp Bắc Phi, Trung Á, Nam Á,… Thế kỉ X, phái Sufi ở các nơi đã có những trung tâm và tu việc lớn nhỏ. Sau thế kỉ XII, trên cơ sở tu viện này đã hình thành được các giáo đoàn và mỗi giáo đoàn đều có tôn chỉ và phương pháp tu luyện riêng, có thủ lĩnh và đạo sư riêng, vì vậy với Sufi hoàn toàn không có một tổ chức thống nhất[34] cũng như tư tưởng cũng không hoàn toàn thống nhất như tư tưởng phiếm thần luận của Hallaj (858-922).

Bắt đầu từ thế kỷ VIII phái Sufi có xu hướng chuyển đổi rõ rệt, từ chủ nghĩa khổ hạnh và cấm dục, dần phát triển thành chủ nghĩa thần bí, đề cao kinh nghiệm thực tiễn và thông qua tình yêu với ALLAH mà nhận thức ALLAH, tiếp cận ALLAH sau cùng hợp nhất ALLAH lại thành một với con người. Phương pháp của họ có thể thông qua âm nhạc, nhảy múa, tụng niệm, lên đồng để hòa nhập cùng với ALLAH. Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu dùng từ “ Mật tông” để nhằm ám chỉ phái Sufi.

Ngày nay, phái Sufi vẫn còn tồn tại và như đã nói dường như hòa lẫn vào nội tại của các giáo phái truyền thống như Sunni và Shi’a. Chính vì thế, đôi khi, Sufi vẫn được xem là lối tu tập, hay phong trào tôn giáo mang tính thần bí hay siêu nghiệm.

Ngoài ba giáo phái kể trên, không thể không nhắc đến hai trường phái lớn và lâu đời trong Islam giáo, đó là Sunni và Shi’a.

  1. 4.                 Shi’a:

Shi’a được xem là một trong hai dòng Islam lớn trên nội bộ Islam bên cạnh dòng Islam Sunni. Sự phân hóa Shi’a và Sunni cũng như với Kharijite bắt nguồn từ việc chọn người thừa kế thành quả của Muhammad sau khi ông này qua đời[35]

Sau khi phái Kharijite ly khai khỏi cộng đồng ủng hộ Ali, những người ủng hộ Ali còn lại gọi mình phái Shi’a đọc là shīʻah, từ nguyên xuất nguồn từ shīʻatu ʻAlī có nghĩa là người đi theo Ali hay nhóm người Ali để biểu trưng mình. Sau khi Ali qua đời, Muawija cuối cùng giành được vị trí Caliph xây dựng nên vương triều Umayyads nhưng những người Shi’a không ngừng đấu tranh để lật đổ vương triều này. Trong cuộc chiến đó, con thứ hai của Ali là Husayn[36] đã hi sinh và trở thành Thánh đồ tử vì đạo của phái Shi’a. Cuộc chiến này của người Shi’a về sau đã bị người Abbasi lợi dụng để lật đổ ách thống trị của người Umayyads và xây dựng nên vương triều Abbasi. Sau cuộc chiến này, người Shi’a chủ trương chỉ có con cháu của Ali mới có quyền đảm nhiệm vai trò của Caliph, chính điều này đã khiến vương triều của Abbasi đàn áp dòng Shi’a  và người Shi’a cũng không ngừng đấu tranh gay gắt, đa dạng và phức tạp, vừa là xung đột về chính trị vừa là xung đột về vũ trang.

Phái Shi’a bị suy yếu dần trong cuộc đấu tranh này vì thế, trong Shi’a dần xuất hiện một sắc thái tình cảm tôn giáo mãnh liệt về sự thụ nạn và hiến thân, ca tụng về sự thuẫn nạn, sự sùng bái đối với Thánh đồ và Thánh mộ.[37] Cũng từ cuộc đấu tranh trường kì này, trong nội bộ Shi’a đã cho phép tín đồ áp dụng các điều kiện đặc biệt để che dấu thân phận mình khỏi sự truy sát như “ Tachia” và dần dần thành một giáo nghĩa quan trọng trong phái Shi’a.

Vì lòng mộ đạo sâu sắc về Muhammad và Ali, người Shi’a đã có rất nhiều chi nhánh ly khai hòng tìm ra thế hệ kế thừa của Muhammad và Ali mà họ gọi là Imam. Imam là hạt nhân giáo nghĩa của phái Shi’a, là khái niệm chỉ người lãnh tụ và thống soái toàn thể dân Muslim ( tức Shi’a) do ALLAH xác lập, kế tục truyền đời. Imam không phải là người phàm tục mà là siêu nhân, có thần tính và thần quang, bao giờ cũng chính xác, không sai lầm và kế thừa toàn bộ giá trị của Muhamad. Chỉ có Imam mới là người trung gian đáng tin cậy giữa Muslim và ALLAH. Tức góc độ đó, người Shi’a cho rằng Ali là người kế thừa hợp pháp thần tính này của Muhammad và dĩ nhiên con cháu Ali mới có tư cách làm Imam.[38] Không dừng ở đó, người Shi’a còn lưu truyền tư tưởng về “ Imam Mahdi” tức là người Imam cuối cùng. Mahdi không bao giờ chết mà chỉ ẩn đi và sẽ trở lại trước ngày phán xét để đem lại ánh sáng, chính nghĩa, trừ sạch bạo ngược khiến con người theo sự chỉ dẫn của tinh thần Islam yên hưởng thái bình tận thế[39].

Sự phân nhánh trong nội bộ Shi’a bắt nguồn từ giáo nghĩa Imam này, như phái Isma’il cho rằng Isma’il là cháu đời thứ 6 của Ali và phải được kế tục sự nghiệp của Caliph, hay phái Zaydiyah do Zaid tự xưng là cháu đời thứ tư của Ali. Năm 740, Zaid lãnh đạo quân khởi nghĩa ở Kufa chống lại Umayyads nhưng bị giết chết, những người ủng hộ ông thì sùng bái và vinh danh ông như Imam thứ 5.

Dẫu như thế thì người Shi’a vẫn tin tuyệt đối về giáo nghĩa Imam và Mahdi, họ còn cho rằng sẽ có 12 đời Imam, kết thúc bằng đời Mahdi. Gia phả như sau:[40]

  1. ‘Alī ibn Abī Ṭālib (600–661), hay Amīru l-Mu’minīn “
  2. Ḥasan ibn ‘Alī (625–669), hay Al-Hasan al-Mujtaba
  3. Ḥusayn ibn ‘Alī (626–680), hay Al-Husayn ash-Shaheed
  4. ‘Alī ibn Ḥusayn (658–713), hay Ali Zayn-ul-‘Abideen
  5. Muḥammad ibn ‘Alī (676–743), hay Muhammad al-Bāqir
  6. Ja‘far ibn Muḥammad (703–765), hay Ja’far aādiq
  7. Mūsá ibn Ja‘far (745–799), hay Mūsá al-Kāżim
  8. ‘Alī ibn Mūsá (765–818), hay Ali ar-Riża
  9. Muḥammad ibn Alī (810–835), hay Muammad al-Jawad and Muammad at Taqi
  10. ‘Alī ibn Muḥammad (827–868), hay ‘Alī al-ādī and ‘Alī an-Naqī
  11. Ḥasan ibn ‘Alī (846–874), hay Hasan al Askari
  12. Muḥammad ibn Ḥasan (868–?), hay al-Hujjat ibn al-asanMahdīImāmu l-Ar
    1. 5.                 Sunni:

Khác với phái Shi’a vốn chiếm thiểu số trong cộng đồng Musim, phái Sunni là phái có tín đồ đông nhất trong Islam. Được tách ra từ cộng đồng Shi’a cũ, những người Muslim theo dòng Sunni chấp nhận sự thật đã rồi ( Sự kiện chiến tranh của Ali chống lại quân phiến loạn và sự hi sinh của Ali), và cho rằng Caliph là lãnh tụ nắm đại quyền chính giáo, là người thay mặt cho sứ giả của ALLAH (Muhammad).

Họ thừa nhận Abu Bark, Umar, Uthman và Ali đều là những Caliph, người kế thừa hợp pháp Muhammad. Phái Sunni cho rằng một Caliph phải được công chúng ủng hộ mến mộ, ngoài việc nắm giữ quyền thế tục còn phải làm nhiệm vụ bảo hộ sự tín ngưỡng Islam.

Do được sự ủng hộ của đại đa số Caliph và tầng lớp thống trị qua các thời đại nên Sunni đạt được tín đồ đông hơn Shi’a và dần được xem là phái chính thống.

  1. 6.                 Đặc trưng của Islam Sunni và Islam Shi’a[41]:
    1. a.                                                                 Về dân số và dân cư

Những người theo Islam giáo Sunni chiếm khoảng 80% dân số Islam giáo trên thế giới. Người Sunni chiếm đa số trong hầu hết các nước Islam giáo trừ Iran, Iraq, Yemen, và Bahrain.

Trong khi đó người Shi’a chiếm khoảng 15% của tổng dân số Islam giáo trên thế giới. Shi’a có ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới đương đại ở Iran khi có gần 90% người Islam giáo Shi’a, và tập trung phần đông ở Iraq, Bahrain và Yemen.

  1. b.                                                                    Đặc trưng về đức tin:
Shi’a[42] Sunni[43]
 Đức tin về Thánh ngôn
Những lời dạy trong Kinh Qur’an cũng như Sunnah (chuẩn mực) của Muhammad là rất linh thiêng với người Shi’a, cũng như họ tin vào Imams – những người thừa kế Muhammad, được lựa chọn bởi ALLAH, không bao giờ tội lỗi hay sai lầm. Ngoài những niềm tin và những lời giảng giải sáng tạo trong Kinh Qur’an  thì tiểu sử và văn học Islam cũng góp phần quan trọng vào việc hình thành phong cách tín ngưỡng của người Sunni

Đức tin về sự tối thượng và sự thần thánh

Theo niềm tin ở Hadith thì vào gần ngày phán xét cuối cùng  Thiên Chúa sẽ gửi một Đấng Cứu Thế được gọi là Mahdi. Đối với Shi’a, Mahdi là một trong những Imam, hiện đang ẩn mình theo lệnh Thiên Chúa và sẽ trở lại để giải thoát họ khỏi sự áp bức Các tín ngưỡng phổ biến nhất của người Sunni [tín ngưỡng Ashari], là hai niềm tin tuyệt đối: một là việc thừa nhận có một thực tại tối hậu và tính vô ngôn của Thiên Chúa. Hai là có sự tồn tại của các thiên thần, những người thực hiện vai trò khác nhau như các sứ giả hay người đại diện với danh nghĩa của Thiên Chúa.

Bản năng con người và mục đích của sự sống

Người Shi’a tin rằng đời sống con người phải có mối liên kết với Thượng Đế thông qua sự một người trung gian (intercessor), và Imam chính là người lãnh đạo cộng đồng Muslim kiêm nhiệm nhiệm vụ này để dẫn lối người Muslim về với Thượng Đế Người Sunni tin rằng mỗi người thông qua việc sùng kính và thực hành tấm gương đạo đức Muhammad sẽ giúp con người định nghĩa cũng như định hình mục đích sống của mình – về với Thượng Đế
Sự khổ đau và vấn đề về các ác
Người Shi’a có truyền thống mạnh mẽ về tinh thần chịu đựng đau khổ và tử đạo. Ali và gia đình của ông được tôn kính vì đã phải chịu đựng những điều ấy bởi những Caliph dòng Sunni và đó cũng là tấm gương về  sự kiên trì và tử vì đạo trong khi đối mặt với áp bức. Những vấn đề công lý của Thiên Chúa, sự tiền định, cái ác cái tốt trong mỗi con người cũng như sự khổ đau hay hạnh phúc đều được các triết gia Sunni – gọi là Qadariyya – tranh cãi từ những buổi đầu. Do đó lối sống của người Sunni dung hòa và đối thoại nhiều hơn tính cực đoan của người Shi’a.
Đời sống sau khi chết và sự cứu rỗi
Giống như người Sunni hay bất kì người Muslim nào, Shi’a ( hay Sunni) đều tin vào sự hồi sinh sau khi chết, tin vào ngày phán xét và tin vào cuộc sống đời đời bên Thiên Chúa. Những người tốt đẹp sẽ lên thiên đàng và những người xấu xa sẽ xuống địa ngục .

.

 

  1. c.                                                                     Đặc trưng về thực hành tín ngưỡng:
Shi’a[44] Sunni[45]
Thời gian lễ nghi
Tất cả người Muslim đều có chung một lịch Islam. Tuy nhiên bên cạnh lễ truyền thống, vào ngày thứ 10 của tháng  Muharram, gọi là Ashura, là một lễ rất đặc biệt của người Shi’a. Khi đó họ sẽ tập trung lại để tưởng nhớ, mặc niệm về đức hi sinh, tử vì đạo của Husayn. Các ngày lễ của Sunni không có gì đặc biệt so với các giáo phái Islam khác.
Không gian lễ nghi
Bên cạnh lễ nghi ở giáo đường truyền thống (Mosque), người Shi’a còn đến thăm các điện thờ hay lăng mộ của các Imam cũng như thành viên gia đình Muhammad để tỏ lòng tôn kính trong các dịp kỉ niệm, ngày mất của các đấng này. Ngoài lễ hành hương Mecca truyền thống, thì việc hành hương đến điện thờ các cá nhân thánh thần cũng là nét đặc trưng của người Islam Sunni .
Nghi thức và nghi lễ
Người Shi’a phát triển các nghi lễ liên quan đến đau khổ và tử đạo, đặc biệt là kỷ niệm Ashura về cái chết của Husayn con trai của Ali dưới hình thức các buổi trì tụng, diễu hành đường phố. Người Sunni không đề cao các sự kiện thường nhật như sinh nhật hay hôn nhân, bí tích hay nghi lễ tôn giáo. Thay vào đó, các hoạt động hàng ngày này  luôn được thấm nhuần tính linh thiêng tôn giáo dựa trên các truyền thống của Muhammad.
Việc thờ phượng và sùng bái trong cuộc sống hằng ngày
Shi’a có chung nhiều đức tin và thực hành tôn giáo với người Sunni, bao gồm năm trụ cột đức tin, trong đó liên quan đến việc làm chứng cho sự hiệp nhất của Thiên Chúa, cầu nguyện, từ thiện, ăn chay, và hành hương. Thông qua việc kết hợp giữa việc cầu nguyện và lối sống đạo đức cả trong các việc làm chính thức hay không chính thức, người Sunni mang cả sự linh thiêng tôn giáo vào trong tất cả việc làm thường nhật, trần tục nhất.
Biểu tượng
Biểu tượng đặc trưng của người Shi’a là các hệ thống biểu tượng phức hợp liên quan để lễ Ashura như các giáo sĩ Shi’a thường mặc áo choàng đen, hay biểu tượng thanh kiếm thường thấy trong các lễ nghi liên quan đến Ali . Một lệnh cấm chung đối với nghệ thuật và kiến trúc có hình dáng người/động vật trong Islam đã dẫn đến việc dựng lên một hệ thống biểu tượng trong văn hóa Islam giáo. Vì thế, trong Islam nói chung và Sunni nói riêng, không thể bắt gặp một hình tượng thánh thần, quỉ dữ hay bất kì hình ảnh thiêng liêng nào mang hình ảnh con người.

 

  1. d.                    Sự khác nhau cơ bản giữa người Sunni và người Shi’a[46]:
  Sunni Shi’a
Tên gọi Sunnis Shiites, Shi’i, Shi’a
Ý nghĩa tên gọi “Con đường tốt” hay Nhóm người theo Ali
Tín đồ hiện nay Khoảng 940 triệu người Khoảng 120 triệu người
Tổng số % người Muslim 90% 10%
Phân bố chính Phần lớn các quốc gia có người Muslim Iran, Iraq, Yemen
Nguồn gốc Năm 632 CE bắt đầu phát triển, đặc biệt nở rộ vào thế kỉ thứ 10 Năm 632-650 CE; cái chết của Husayn con trai Ali vào năm 680 CE là sự kiện chính
Thừa nhận người thừa kế có sự chỉ định của Muhammad Không
Người thừa kế chính thống Muhammad Abu Bakr, cha của’A’ishah – vợ được Muhammad thương yêu nhất ‘Ali ibn Abi Talib, chồng của Fatimah – con gái Muhammad
Điều kiện làm người lãnh đạo Muslim Gia tộc của Thiên Sứ Muhammad, nhưng về sau là bất kì đủ đức đủ tài Chỉ trong gia phả của Thiên Sứ
Quan niệm về người lãnh đạo Imams Mujtahids
Cách hiểu về Imam Lãnh đạo con người trần tục Thể hiện tính không sai lầm và trung gian hoàn hảo giữa con người và Thiên Chúa, là người diễn giải kinh Qur’an tốt nhất
Al Mahdi Sẽ đến trong tương lại Đã có mặt ở trái đất nhưng ẩn giấu tung tích và chỉ đến vào ngày phán xử cuối cùng.
Thẩm quyền quyền lực khác ngoài Qu’ran Ijma’ (sự đồng thuận) của cộng đồng Muslim Imams
Che dấu đức tin để bảo vệ bản thân (taqiya) Tùy vào hoàn cảnh nhất định Được nhấn mạnh
Hôn nhân tạm thời (mut’ah) Được thực hành trong thời Thiên Sứ nhưng nay bị cấm Vẫn còn diễn ra
Thánh địa Mecca, Medina, Jerusalem Mecca, Medina, Jerusalem, Najaf,Karbala
Thánh lễ chính Eid al-Adha, Eid al-Fitr Eid al-Adha, Eid al-Fitr, Ashura

 

 

  1. III.            Thánh Huấn của người Muslim:

Islam cũng là một tôn giáo thần khải giống như Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo vì những người Muslim tin rằng tôn giáo của họ dựa trên những tuyên ngôn thần thánh hay những thần khải từ Thượng Đế nhắn nhủ thông qua các thiên sứ – những con người trần tục được Thượng Đế lựa chọn để nói thay cho Ngài. Với người Muslim, những lời dạy của các tiên tri trước Muhammad đã bị người đời diễn giải sai lệch cho đến thời đại của Muhammad thì những thần khải được nhận là những tuyên ngôn cuối cùng và tối thượng của Thượng Đế..

Những thông điệp này được gọi là Thánh Huấn với người Muslim được chia thành hai danh xưng riêng biệt, là nguồn gốc để đề ra các giáo luật và luật tục của cộng đồng Islam bao gồm

  • Thiên kinh Qur’an.
  • Sách thiên sứ Hadith và Sunnah

Kinh Qur’an:

Kinh Qur’an được viết bằng tiếng Arab, có nghĩa là “đọc lại”, tức là sự khẳng định Kinh Qur’an hình thành từ những gì mà Muhammad tuyên đọc lại những lời mà Thượng Đế đã thần khải thông qua ông. Chúng được tập hợp lại thành sách sau hai mươi năm từ khi Muhammad qua đời.

Không giống như Torah của đạo Do Thái giáo hay Tân Ước của Thiên Chúa giáo là sự tập hợp các tư liệu lịch sử trong suốt hàng ngàn năm, toàn bộ kinh Qur’an đều hình thành khoảng hai mươi năm chủ yếu thông qua Muhammad đọc lại cho thân hữu chép thành văn bản và được tập hợp sau khi ông qua đời.

Kinh Qur’an gồm 114 chương ( surah) chia thành các tiết ( ayah). Các chương trong kinh Qur’an có độ dài không tương xứng, có chương rất dài lại có chương rất ngắn, và sự phân bố từ chương dài nhất đến chương ngắn nhất. Nhưng gần như tất cả những chương ngắn, về mặt thời gian, lại được khải thị trước những chương dài nên trật tự sắp xếp kinh Qur’an khác lẽ thông thường. Nhưng vì các chương đều đứng tách riêng một cách độc lập về nội dung nên cách sắp xếp này không ảnh hưởng nhiều đến việc học kinh của người Muslim.

Kinh Qur’an được viết bằng văn phong nửa văn xuôi nửa thơ. Với người Muslim, kinh Qur’an là một phép lạ có sức thuyết phục lớn nhất. Họ cho rằng chỉ có đọc kinh Qur’an bằng tiếng Arab mới thấy được vẻ đẹp tinh tế không gì có thể so sánh được trong nhạc điệu và lời lẽ của nó. Vì lẽ đó, Muhammad – một con người trần tục vốn không biết đọc viết – không thể là tác giả của bộ kinh này nếu không có sự thiên khải từ Thượng Đế. Sự vinh quang của kinh Qur’an được tạo lập bởi phép màu của Thượng Đế.

Thời kì đầu của kinh Qur’an tức trong khoảng 12 năm kể từ lúc Muhammad bắt đầu thuyết giáo thể hiện một sự mộc mạc giản dị trong văn phong và kết cấu. Muhammad chủ yếu nói nhiều về một vị Thượng Đế duy nhất đã tạo lập thế giới và con người, về hệ thống các nhà thiên sứ đã qua trong lịch sử các tôn giáo khác, đồng thời kêu gọi con người trở về Thượng Đế tối cao bằng cách bỏ các tục thờ ngẫu tượng, qui thuận lối sống đạo đức trung thực, năng làm điều tốt, tránh xa điều xấu và ăn năn hối lỗi. Vì thế các chương này đều ngắn và rất rõ ràng, chúng thường bắt đầu bằng một lời tuyên thệ, thề với “ánh sáng ban ngày”, hay với “cây vả và cây ô liu”

Về sau, khi đến Medina, tính chất các thần khải cũng như văn phòng kinh Qur’an lúc này cũng thay đổi. Các chương kinh bắt đầu liệt kê danh sách dài các luật lệ và qui định – được lập ra cho cộng đồng tín đồ đang phát triển bấy giờ của ông. Những tục lệ của Do Thái giáo được du nhập như việc quay mặt về một hướng khi cầu kinh, cấm ăn thịt lợn và cắt bì, cũng như các câu chuyện trong thánh kinh Torah của Do Thái giáo như Adam và Eva, trận Đại Hồng Thủy, về Abraham, Jacob, Joseph, Moses đều xuất hiện trong kinh Qur’an. Không những thế, Jesus và các sách Phúc Âm của Thiên Chúa giáo cũng được kinh Qur’an thừa nhận là một phần của sự thiên khải từ Thượng Đế và dĩ nhiên, kinh Qur’an cũng do Thượng Đế mà thành.

Bản chính thức của kinh Qur’an xuất hiện vào khoảng năm 650, gần hai mươi năm sau Muhammad qua đời, và một bản sao được gửi cho mọi giáo đường  trong các thành phố chủ chốt của thế giới Islam.

Nhiều người Islam thuộc lòng toàn bộ cuốn kinh Qur’an còn trẻ em thế giới Arabic dùng kinh Qur’an như cuốn sách để học tiếng Arab. Những người giọng tốt sẽ được huấn luyện để tụng các “surah” trong kinh Qur’an tại buổi cầu nguyện. Mỗi buổi sáng, các đài phát thanh và truyền hình trên khắp thế giới Islam sẽ bắt đầu một ngày mới bằng việc đọc một “surah” trong đó. Những dịp vui vẻ hay buồn rầu, những đoạn “surah” phù hợp cũng được chọn tụng.

Với người Muslim, Kinh Qur’an được tín đồ Islam giáo coi là “cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất”, chứa đựng mọi “chân lý và tri thức” của loài người. Kinh Qur’an không chỉ đơn thuần là kinh điển tôn giáo mà là tất cả: kinh điển chính trị, pháp luật, đạo đức, những qui định, phong tục, tập quán … chi phối toàn bộ xã hội Islam giáo.

Sách Hadith và Sunnah:

Hadith và Sunnah là hệ thống được xây dựng độc lập với kinh Qur’an. Nếu kinh Qur’an là một tác phẩm do Thượng Đến thiên khải mà thành thì với Hadith và Sunnah là do những người trần tục viết thành nên. Vào khoảng năm 101 niên đại Islam, Khaliphah Umar Ibn Abdul Aziz đãchỉ thị cho những Học giả Muslim phải biên soạn lại toàn bộ các Hadith của Thiênsứ Muhammad.

Sunnah theo tiếng Arab có nghĩa là “hành vi, thói quen”, trong thời kì đầu của Islam là sự miêu tả lại tiểu sử của Muhammad còn Hadith được xem là sự miêu tả  Muhammad ở thời kì đương đại.

Hadith là bộ sách ghi chép lại những lời giáo huấn, việc làm, và phương thức sống lúc còn tại thế của thiên sứ Muhammad dưới sự soi sáng của Thượng Đế. Vì trong kinh Qur’an dạy rằng, thiên sứ của ALLAH là một hình mẫu tốt đẹp, hoàn hảo và tuyệt vời nhất để nhân loại noi theo.

Trong thực tế, Sunnah và Hadith thường được dùng đồng nghĩa. Dẫu rằng, trong các giáo phái khác nhau sẽ sử dụng tập sách này khác nhau. Ví dụ dòng Sufi thì ưa chuộng sách Hadith còn Shi’a thì không sử dụng Hadith làm kinh thư của mình.

Hadith và Sunnah là những tập sách được biên soạn từ những học giả Muslim khác nhau. Mỗi tập trong từng Hadith và Sunnah đều ghi rõ tên người biên soạn. Để biên soạn các học giả Muslim tiến hành viết ra các quy tắc của việc tìm kiếm các nguồn Hadith và dữ liệu tiểu sử của những người thuật lại Hadith. Từ đóhọ sẽ xem xét và xử lý nó với ba yếu tố vấn đề: tiểu sử của người thuật lại phải được tham chiếu cụ thể với đặc tính và sự trung thực của họ, nội dung và thực chấtcủa Hadith. Người thuật lại Hadith phải là một người có học thức, không có những hành vi vô đạo đức, không đưa ra những bằng chứng sai lệch, không phạm tội, không cótính bất cẩn và lãnh đạm. Trí nhớ của người thuật lại Hadith phải tốt. Đức tin tôngiáo và học thức của người thuật lại Hadith phải được thấu hiểu. Ngoài ra, lòng mộ đạo, tính công minh và trung thực của người thuật lại Hadith cũng phải được xem xét

  1. IV.            Nhận xét:
  2. 1.                 Những nguyên nhân cho sự thành công cho sự phát triển Islam giáo:

Chỉ trong vòng 10 năm, cuộc cách mạng tôn giáo của Muhammad đã xây dựng được Islam giáo trên toàn bán đảo Ả rập, sự thành công nhanh chóng ấy do những nhân tố sau :

  1. Islam giáo phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử xã hội Ảrập, phù hợp nhu cầu thống nhất bán đảo, phù hợp nhu cầu sản xuất thương mại vùng La Mecca:

Trước kia bán đảo Ảrập chia rẽ, chiến tranh liên miên, chỉ một số ít thương gia có tiền của còn phần lớn dân cư đói rét, dốt nát, bần cùng. Nhưng cuộc cách mạng của Mahomet mở ra một thị trường buôn bán rộng lớn trên bán đảo, nên dân cư dễ sống hơn vì thế tôn giáo này được mọi giai cấp xã hội đồng tình ủng hộ.

  1. Dùng chiêu bài tôn giáo : 

Cuộc cách mạng ấy thực chất mang ý nghĩa chính trị và kinh tế nhưng núp dưới chiêu bài tôn giáo, nhờ ảo vọng tôn giáo các tầng lớp giai cấp xã hội tìm kiếm hạnh phúc và lý tưởng của mình. Mohamet mở rộng truyền giáo, tổ chức đội quân Islam giáo, mở rộng trận địa tín ngưỡng để huy động tối đa nhân dân vào phong trào xã hội.

  1. Chọn con đường hợp nhất chính trị và tôn giáo : 

Từ chế độ công xã bộ lạc, Mahomet đưa đến công xã tôn giáo để thực hiện chế độ quân sự, chính trị, tôn giáo và nhiều chế độ khác đặt cơ sở vững chắc cho thắng lợi của cách mạng tôn giáo.

  1. Chính sách uyển chuyển :

Tùy theo từng thời kỳ phát triển của tôn giáo, Mahomet áp dụng những sách lược khác nhau : khôn khéo với bọn chống đối, tranh thủ những ai qui thuận, trừng trị người ngoan cố, khoan dung đến bài trừ những tín ngưỡng khác, kỷ luật nghiêm minh với tín đồ của mình…. Mưu lược bình tĩnh trong đấu tranh… vì thế ông luôn được tín đồ Islam giáo ngưỡng mộ và ủng hộ quên mình.

  1. Giáo lý đơn giản và thích nghi :

Bên cạnh việc đề cao những đức tính nhân bản, Mahomet cũng buông thả cho dục vọng của con người : đa thê, báo oán, ham danh, ham của, cộng với chủ trương đạo đền công và một ít giới luật, Islam giáo thực sự thu hút được nhiều tín đố.

  1. Kinh Coran

Kinh Coran có tác dụng thống nhất tôn giáo và dân tộc cũng như tác dụng về mặt truyền bá đạo Hồi, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc thống nhất ngôn ngữ và văn hoá Islam giáo

  1. 2.                 Những đặc điểm về giáo luật, thánh huấn Islam giáo:
    1. a.       Tôn giáo độc thần :

Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vaticano II số 3a có viết : “Vì họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và hằng hữu….”
Xét trên quan điểm lịch sử, độc thần là một bước tiến từ niềm tin Đa thần, Phiếm thần của những bộ lạc, những dân tộc sơ khai đến niềm tin vào một vị thần duy nhất mà người ta cho là “nảy sinh trong thời kỳ hình thành những cộng đồng xã hội có giai cấp”

Xét trên quan điểm thần học, độc thần là một tôn giáo thần thiêng, mới lạ đi từ tôn giáo tự nhiên đến tôn giáo Mạc khải.

Như vậy đây là điểm tích cực đầu tiên và căn bản nhất của Islam giáo vì từ niềm tin này Islam giáo nảy sinh những lý thuyết quan trọng khác :

  1. b.       Tin có đời sau, có thiêng đàng, hỏa ngục, phán xét, thưởng phạt :

Niềm tin này là động lực thúc đẩy đời sống luân lý tốt nên cũng là điểm tích cực khác của Islam giáo.

  1. c.        Chuyên tâm cầu nguyện, rộng tay bố thí, nhiều ngày chay tịnh :

Đó là những giá trị mà các tôn giáo đều đòi buộc tín đồ của mình tuân giữ. Đối với Đạo Hồi, đây là một đòi hỏi bắt buộc, được qui định rõ ràng làm thành điểm sáng giá cho Islam giáo.

  1. d.       Tôn trọng đời sống luân lý, đề cao những đức tính nhân bản :

Là hệ quả của niềm tin và nguyên nhân đưa đến một xã hội ổn định, an bình.

  1. e.        Tôn trọng người chết :

Một điểm hấp dẫn của Islam giáo, làm nhiều người có thiện cảm

 

Danh mục tham khảo

A. Sách:

Hoàng Tâm Xuyên, Mười tôn giáo lớn trên thế giới, NXB. Chính Trị Quốc Gia, 2011.

Renard. J, Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB. Tôn Giáo, 2005

B. Website điện tử

Chương I:

Trang web Chân lí Islam:

  • www.chanlyislam.net

Trang web Muhammad:

  • http://muhammad.net/

Từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia:

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Islam
  • http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồi_Giáo
  • http://vi.wikipedia.org/wiki/Muhammad
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Muhammad

Chương II:

Trang web Global Sercurity:

  • http://www.globalsecurity.org/military/intro/islam-kharijite.htm
  • http://www.globalsecurity.org/military/intro/islam-sufi.htm

Trang web Đại học Princeton:

  • http://www.princeton.edu/~batke/itl/denise/kharijis.htm

Trang web Muslim Philosophy:

  • http://www.muslimphilosophy.com/ip/kalam.htm

Trang Web của BBC – Religion:

  • http://www.bbc.co.uk/religion/religions/islam/subdivisions/sufis-m_1.shtml

Từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia:

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Kharijites
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Kal%C4%81m_cosmological_argu-ment
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Ilm_al-Kalam
  • http://vi.wikipedia.org/wiki/Sufism
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Sufism

Từ điển bách khoa toàn thư Britannica:

  • http://www.britannica.com/EBchecked/topic/316391/Kharijite
  • http://www.britannica.com/EBchecked/topic/310008/kalam
  • http://www.britannica.com/EBchecked/topic/571823/Sufism

Chương III:

Trang web Shi’a

  • http://www.shia.org/fundamental.html

Trang web Patheo:

  • http://www.patheos.com/Library/Shia-Islam.html
  • http://www.patheos.com/Library/Sunni-Islam.html

Trang web Thư viện Do Thái:

  • http://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/Bible/shia.html
  • http://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/History/sunni.html

Trang web BBC – Religion:

  • http://www.bbc.co.uk/religion/religions/islam/subdivisions/sunnis-hia_1.shtml

Trang web History News Network:

  • http://hnn.us/articles/934.html

Trang web About.com:

  • http://islam.about.com/cs/divisions/f/shia_sunni.htm

Trang web Religion Facts:

  • http://www.religionfacts.com/islam/comparison_charts/islamic_s-ects.htm

Trang web Islam for today:

  • http://www.islamfortoday.com/shia.htm

Từ điển bách khoa toàn thư Britannica:

  • http://www.britannica.com/EBchecked/topic/540503/Shiite
  • http://www.britannica.com/EBchecked/topic/574006/Sunnite

Từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia:

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Shia_Islam
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Shi’a-Sunni_relations
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Twelve_Imams
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Shia_Islam
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Abbasi
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Sunni_Islam


[1] Người theo tôn giáo Islam

[2] Thành phố trung tâm của tỉnh Makkah thuộc Saudi Arabia.

[3] Một số tài liệu có thể gọi là Khadiya hoặc Kadija hoặc Khadija.

[4] Một số tài liệu có thể gọi là động Xira

[5] Le Prophète de l’Islam, sa vie, son oeuvre. Muhammad Hamidullah. Trang 79.

[6] Islam giáo của Muhammad được đón nhận tại Medina có thể vì những lí do sau

  • Số người ở Medina vốn không được lợi ích gì từ việc thờ cúng đa thần nên dễ dàng tiếp nhận tôn giáo độc thần như Islam
  • Hơn nữa, một lớp thành phần tại Medina có sự đối đầu với Mecca về mặt kinh tế, một số là con nợ, một số là cạnh trang thương buôn nên có sự đồng cảm và dung nạp Muhammad với tư cách một thành viên bị bức hại ở Mecca
  • Không thể phủ nhận tài năng của Muhammad trong việc thương thuyết hòa bình ở Medina với 5 bộ tộc khác nhau nên danh tiếng Muhammad là thượng tôn trong Medina.

[7] Trn nữa, một lớp thành phần tại Medina có sự đối đầu với Mecca về mặt kinh tế, một số là con nợ, một số là cạnhư Islam00 km v, một lớp thành phần tại Medina có sự đối đầu với Mecca về mặt kinh tế, một số là con nợ, một số làtrận khoảng 70 người, trong đó có ông Abu Jahil, một trong hai người chống đối quan trọng nhất. Ông Abu Lahab không đi đánh, nhưng hay tin bại trận thì tức tối thành bệnh mà chết một tuần sau. Đa sn v, một lớp thành phần tại Medina có sự đối đầu với Mecca ủ Mecca xảy ra năm 624. Địa điểm ở cách Medina khoảng 100 trẻ ở Medina. Ai nghèo quá thì cũng được trả tự do mà không có điều kiện gì cả.

[8] Năm 626, khi phe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì Muhammad cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này quân Mecca thắng, nhưng quân Medina giữ được các vị trí quan trọng, nên người Mecca phải rút về. Trận này cũng tăng uy tín cho Muhammad vì quân Islam đã chiếm được thượng phong, nhưng một toán quân quên lệnh của ông, bỏ vị trí lo giành chiến phẩm, nên phe Mecca chuyển bại thành thắng.

[9] Năm 627, phe bhe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì Muhammad cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này quân Mecca thắ0 ho627, phe bhe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì Muhammad cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này qu của ông Salman, người Ba Tư, Muhammad cho đào chiến hào để ngăn địch. Ông tham gia công tác đào hào như tất cả mọi người. Quân Mecca đến nơi, không qua được hào. Sau một thời gian bao vây, lều trại họ bị thiệt hại nặng trong một đêm mưa to gió lớn, nên phải rút lui. Trận đánh huy động nhiều quân nhất của hai bên, nhờ có chiến hào, trở thành trận đánh ít tổn thất nhân mạng nhất: 6 người ở Medina, 8 người phe Mecca vì những mũi tên bắn qua hào.

[10] Thực tế đây là một nước bài chính trị cho thấy tầm nhìn xa của Muhammad, trong suốt 10 năm hòa bình này, Muhammad lợi dụng sự thừa nhận vị trí hợp pháp của họ về tôn giáo mà phái sứ giả đến một số bộ lạc nước láng giềng cũng như chính Mecca để truyền đạo Islam. Đồng thời, Muhammad cũng tiến hành củng cố lực lượng võ trang, tiến hành chinh phát người Do Thái ở các vùng lân cận.

[11] Hoàng Tâm Xuyên, Mười Tôn Giáo lớn trên thế giới, NXB. Chính trị quốc gia, 2011, tr. 566.

[12] Một số tài liệu có thể ghi là Khawarij

[13] Danh xưng chỉ người nối vị Muhammad

[14] Người bạn thân và “đồng hành” Muhammad nhiều nhất

[15] Người có 18 năm “đồng hành” Muhammad

[16] Người “đồng hành” đồng thời là con rể của Muhammad

[17] Con rể và em họ của Muhammad

[18] Hoàng Tâm Xuyên, Mười Tôn Giáo lớn trên thế giới, NXB. Chính trị quốc gia, 2011, tr. 590

[19] Từ điển trực tuyến Wikipedia về Uthman_ibn_al-Affan : http://en.wikipedia.org/wiki/Uthman_ibn_al-Affan

[20] Gia tộc của Uthman

[21] Nguyên nghĩa từ này có nghĩa là “Kẻ ra đi” hoặc

[22] Nguyên bản từ này là “Puritanism” tức hàm nghĩa như Thanh Giáo của Anh quốc nên tạm dịch là bảo thủ cho tương nghĩa

[23] Nguyên văn: The doctrine of justification by faith without works was rejected

[24] Từ điển bách khoa toàn thư Britanica: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/316391/Kharijite

[25] Kalām in Islamic practice relates to the discipline of seeking theological knowledge through debate and argument

[26] http://en.wikipedia.org/wiki/Ilm_al-Kalam

[27] Một số trào lưu triết học Islam, Vũ Văn Chung, tr. 3-4

[28] Xem thêm Mười tôn giáo lớn của Hoàng Tâm Xuyên; Tri thức tôn giáo của John Renard, Wikipedia.

[29] Xem thêm từ BBC – Religion: http://www.bbc.co.uk/religion/religions/islam/subdivisions/sufism_1.shtml

[30] Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Hoàng Tâm Xuyên, NXB. Chính trị quốc gia, tr. 599

[31] http://en.wikipedia.org/wiki/Sufism

[32] “The Sufi is the one who wears wool on top of purity.”, Sđd

[33] Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Sđd, tr. 599

[34] Một số tài liệu còn cho rằng Sufi chỉ được xem là một phong trào để quay về Islam chân giáo, Islam nguyên thủy chứ không phải một giáo phái độc lập: http://www.globalsecurity.org/military/intro/islam-sufi.htm

[35] Đọc lại phần giới thiệu về Kharijite

[36] Có nơi gọi là Hussain

[37] Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Sđd, tr. 594

[38] Sđd, tr. 593

[39] Sđd, tr. 594

[40] http://en.wikipedia.org/wiki/Shia_Islam

[41] Xem thêm ở http://www.bbc.co.uk/religion/religions/islam/subdivisions/sunnishia_1.shtml

[42] Xem thêm ở http://www.patheos.com/Library/Shia-Islam/Beliefs.html

[43] Xem thêm ở http://www.patheos.com/Library/Sunni-Islam/Beliefs.html

[44] Xem thêm ở http://www.patheos.com/Library/Shia-Islam/Ritual-Worship-Devotion-Symbolism.html

[45] Xem thêm ở http://www.patheos.com/Library/Sunni-Islam/Ritual-Worship-Devotion-Symbolism.html

[46] http://www.religionfacts.com/islam/comparison_charts/islamic_sects.htm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

Zalo

Đăng ký